I. Khái niệm nghe và nắm bắt nội dung trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
Nghe và nắm bắt nội dung trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu là lắng nghe, ghi chép, phản hồi nội dung của bài thuyết trình, đánh giá phần thuyết trình của người nói và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
II. Yêu cầu nghe và nắm bắt nội dung trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
- Hiểu rõ mục đích viết của tác giả có báo cáo nghiên cứu được thuyết trình.
- Nắm bắt đúng và đánh giá được nội dung chính của bài thuyết trình.
- Nắm bắt đúng và đánh giá được đặc điểm cấu trúc của bài thuyết trình cũng như quá trình viết, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu của tác giả.
- Hiểu và nhận xét được cách tác giả sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, hình ảnh, số liệu, sơ đồ, bảng biểu, khi thuyết trình về kết quả nghiên cứu.
- Thể hiện thái độ trân trọng tác giả của báo cáo nghiên cứu và kết quả mà tác giả đã đạt được.
III. Hướng dẫn quy trình nghe và nắm bắt nội dung trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
1. Bước 1: Chuẩn bị
Để việc lắng nghe được hiệu quả, bạn cần tìm hiểu trước về đề tài sẽ được thuyết trình bằng cách tìm kiếm từ khoá liên quan đến đề tài sẽ được thuyết trình; tìm đọc các bài nghiên cứu có liên quan đã được công bố của người thuyết trình (nếu có), bài viết của tác giả khác về vấn đề sẽ được thuyết trình.
Bạn có thể tìm kiếm tài liệu trên các trang web uy tín (thường có đuôi .gov, .org), trên thư viện và sắp xếp các tài liệu tìm được theo thời gian công bố, dựa vào bảng sau:
TT |
Tên tài liệu – Tác giả |
Thời gian công bố |
Nội dung chính |
Ý kiến của tôi |
2. Bước 2: Nghe thuyết trình và ghi chép
Khi nghe thuyết trình, bạn cần chú ý vào nội dung trình bày và ghi nhận những ý trọng tâm. Để ghi chép nhanh, bạn có thể chuẩn bị sẵn mẫu như sau:
Nội dung cần chú ý |
Ý chính |
Ghi chú của tôi |
Lý do chọn đề tài |
||
Câu hỏi nghiên cứu |
||
Phương pháp nghiên cứu |
||
Kết quả nghiên cứu |
||
Kết luận |
3. Bước 3: Phản hồi và đặt câu hỏi
Sau khi diễn giả thuyết trình xong, bạn xem lại và đối chiếu những câu hỏi mình đã chuẩn bị ở nhà với phần ghi chú của bản thân rồi tự đánh giá xem: Những câu hỏi nào đã được trả lời trong phần thuyết trình? Những câu hỏi nào vẫn được trả lời? Những câu hỏi nào cần được làm rõ thêm?
Sau đó bạn lựa chọn một số câu hỏi bạn cho là quan trọng để trao đổi thêm với người thuyết trình.
4. Bước 4: Đánh giá và rút kinh nghiệm
Trong vai trò người nghe, bạn hãy đánh giá phần thuyết trình của người nói và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân dựa vào bảng kiểm sau:
Bảng kiểm kĩ năng nghe và nắm bắt nội dung thuyết trình kết quả nghiên cứu:
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
|
Chuẩn bị nghe |
Liệt kê những gì đã biết về vấn đè sẽ nghe và muốn trao đổi khi nghe. |
||
Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép. |
|||
Lắng nghe và ghi chép |
Viết dưới dạng từ khóa, tóm tắt thông tin. |
||
Phân biệt được thông tin cơ bản và thông tin chi tiết. |
|||
Đặt câu hỏi trong khi nghe. |
|||
Ghi nhận những điểm thú vị trong ý kiến, quan điểm của người nói để khi cần thì phát biểu, nhận xét. |
|||
Trao đổi, nhận xét, đánh giá |
Xác nhận lại quan điểm, ý kiến của người nói trước khi bày tỏ ý kiến cá nhân. |
||
Khẳng định sự đồng tình với những ý kiến, quan điểm của người nói. |
|||
Nêu những điều chưa rõ hoặc chưa thống nhất ý kiến với người nói. |
|||
Nhận xét về cách trình bày bài nói. |
|||
Thái độ và ngôn ngữ |
Chờ đến lượt mình nói khi trao đổi. |
||
Thể hiện thái độ hợp tá, tôn trọng ý kiến của người nói trong quá trình nghe và trao đổi, nhận xét, đánh giá. |
|||
Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp khi trao đổi với người nói. |