Câu 1 (trang 107, SGK CTST Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Xác định mục đích viết và mục đích lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm (và nghị luận nếu có) vào văn bản thông tin theo mẫu dưới đây (làm vào vở):
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ hai văn bản trên.
- Chú ý các chi tiết có yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận
Lời giải chi tiết:
Văn bản |
Mục đích viết |
Yếu tố được lồng ghép |
Mục đích lồng ghép |
Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam |
Giới thiệu về tranh dân gian Đông Hồ. |
Miêu tả, tự sự, biểu cảm. |
Làm cho những thông tin của văn bản hiện lên rõ ràng, cụ thể. Từ đó, văn bản trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn. |
Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây |
Giới thiệu về những phiên chợ nổi. |
Miêu tả, biểu cảm. |
Giúp văn bản trở nên hấp dẫn, thuyết phục và bộc lộ được tình cảm của người viết. |
Câu 2 (trang 107, SGK CTST Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Xác định phương thức, thể loại, tác dụng của việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong các văn bản thuộc bài học này theo mẫu dưới đây (làm vào vở):
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các văn bản.
Lời giải chi tiết:
Văn bản |
Thể loại, kiểu văn bản |
Phương tiện |
Tác dụng |
Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam |
Văn bản thông tin tổng hợp. |
Hình ảnh, các thuật ngữ của nghệ thuật sản xuất tranh Đông Hồ (tay co). |
Giúp văn bản thêm sinh động, rõ ràng, hấp dẫn. |
Nhà hát Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống |
Bản tin – tin tổng hợp |
Hình ảnh, ngôn ngữ. |
Giúp văn bản thêm sinh động, rõ ràng, hấp dẫn. |
Thêm một bản dịch ‘’Truyện Kiều’’ sang tiếng Nhật |
Bản tin – tin vắn |
Ngôn ngữ |
Lí ngựa ô ở hai vùng đất |
Thơ |
Từ địa phương (phá, truông) |
Giúp người đọc dễ tiếp nhận cái hay, cái thú vị. |
Chợ nổi- nét văn hoá của sông nước miền Tây |
Văn bản thông tin tổng hợp. |
Hình ảnh, từ ngữ địa phương (hôn, bẹo) |
Giúp văn bản thêm sinh động, rõ ràng, hấp dẫn. |
Câu 1 (trang 108, SGK CTST Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu một số nét tương đồng và khác biệt về cách đưa tin và sự bộc lộ quan điểm của người viết trong một bản tin theo mẫu dưới đây (làm dưới đây):
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ hai văn bản.
- Chú ý cách đưa tin và quan điểm của người viết.
Lời giải chi tiết:
Văn bản |
Cách đưa tin |
Quan điểm của người viết |
Nhà hát Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống |
Đưa tin đầy đủ, cụ thể, nhanh chóng về thời gian, địa điểm, người tham dự, các sự kiện khác diễn ra hôm đó |
Tôn trọng các giá trị văn hóa, đưa tin đúng thực tế, đảm bảo tính khách quan |
Thêm một bản dịch ‘’Truyện Kiều’’ sang tiếng Nhật |
Tóm tắt những thông tin chính, quan trọng nhất một cách ngắn gọn, hàm súc |
Đảm bảo tính khách quan, chuẩn xác, lập trường nhân văn |
Câu 4 (trang 108, SGK CTST Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu tóm tắt một số điểm khác biệt mà bạn cho là đáng lưu ý trong quy trình viết văn bản Nghị luận về một vấn đề xã hội và Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề (có thể sử dụng mẫu bảng dưới đây và làm vào vở):
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lý thuyết về hai kiểu bài này.
Lời giải chi tiết:
Các bước |
Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề |
Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội |
Bước 1: Chuẩn bị viết |
Xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài phải có tín thiết thực, phù hợp. |
Chọn đề tài mà bản thân thấy quen thuộc, hứng thú, có những ý kiến khác biệt |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý |
Chia thành các đề mục, bố cục rõ ràng |
Cần có luận điểm, dẫn chứng lý lẽ. Bố cục cần được sắp xếp cho phù hợp |
Bước 3: Viết bài |
- Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, có nội dung và từ khóa. - Có phần tóm tắt. - Sử dụng ngôn ngữ khách quan, không dùng ngôn ngữ địa phương. |
- Triển khai ý thành đoạn, thành bài (mỗi đoạn tương ứng với một luận điểm). - Có từ ngữ liên kết. |
Bước 4: Xem lại chỉnh sửa |
Chỉnh sửa phải theo đúng logic, thứ tự. |
Luận điểm,dẫn chứng rõ ràng. Sắp xếp phải hợp lý |
Câu 5 (trang 108, SGK CTST Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Theo bạn, có thể gìn giữ, phát huy các di sản văn hóa dân tộc bằng cách nào? Nêu một vài đề xuất cụ thể của bạn đối với di sản văn hóa ở địa phương mình?
Phương pháp giải:
Liên hệ tại địa phương.
Lời giải chi tiết:
Một số đề xuất cụ thể:
- Phát huy qua hình thức các tour du lịch.
- Có những chương trình quảng bá như các cuộc thi, quay video, hội chợ, lễ hội văn hóa.
- Tổ chức các chuyến tham quan, ngoại khóa.
- Đưa vào giáo dục trong nhà trường.
- Thành lập ban bảo vệ các di sản văn hóa địa phương.
- Xử lí nghiêm minh những trường hợp có hành vi phá hoại di sản văn hóa địa phương.