I. Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống
1. Khái quát chung về sự kiện
Ngày 29-4- 2021, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã tổ chức khánh thành Phòng truyền thống (giai đoạn 1) chào mừng 46 năm thống nhất đất nước và kỉ niệm 135 năm ngày Quốc tế lao động.
2. Giới thiệu chi tiết về phòng truyền thống
- Trưng bày hơn 200 bức ảnh và nhiều hiện vật quý được các nghệ sĩ của các đoàn Cải lương trao tặng.
- Nổi bật là các kịch bản viết tay và đánh máy của một số vở diễn cùng các huy chương, nhạc cụ,…
- Bên ngoài trưng bày các tiểu cảnh, hiện vật, không gian tổ chức các chương trình giao lưu, kết nối nghệ sĩ – khán giả.
- Sau lễ khánh thành, chương trình giao lưu “Kí ức không quên” được diễn ra.
-> Bản tin với cấu trúc chặt chẽ, logic, đầy đủ đã cung cấp cho người đọc những thông tin về sự kiện khánh thành Phòng truyền thống của nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Bên cạnh đó, bản tin có cách trình bày mạch lạc, có lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm giúp việc truyền tải thông tin của văn bản thêm sinh động, hiệu quả hơn.
II. Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật
1. Giới thiệu chung về sự kiện
- Ngày 17-03-2005 vừa qua, tại thành phố Okayama, Nhật Bản, ông Sagi Sato và nữ thi sĩ Yoshiko Kuroda đã tổ chức giới thiệu quyển Truyện Kiều của Việt Nam mà cả hai đã dịch sang tiếng Nhật.
2. Giới thiệu chi tiết về sự kiện
- Thành phần tham dự: gần 100 vị khách gồm các quan chức, đại diện các cơ quan văn hóa, văn nghệ sĩ, nhà báo, bạn đọc Nhật Bản và thực tập sinh, lưu học sinh Việt Nam đã đến dự.
- Nội dung sự kiện: đại diện của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã giới thiệu với độc giả về thân thế, sự nghiệp văn học của đại thi hào Nguyễn Du và chúc mừng thành công của hai dịch giả người Nhật.
- Đây là lần thứ tư Truyện Kiều được các dịch giả Nhật Bản dịch sang tiếng Nhật từ các bản tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh.
-> Bản tin ngắn với cấu trúc chặt chẽ, ngắn gọn, đầy đủ đã cung cấp thông tin về sự kiện giới thiệu quyển Truyện Kiều của Việt Nam được cách dịch giả Nhật Bản dịch sang tiếng Nhật từ các văn bản tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh. Từ đó cho thấy giá trị của Truyện Kiều đã được lan tỏa không chỉ ở trong nước mà cả quốc tế, đồng thời làm tăng thêm niềm tự hào của dân tộc ta đối với nền văn học nước nhà