Phân tích chi tiết Huyện Trìa xử án

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Lời thoại và mâu thuẫn xung đột kịch trong văn bản tuồng đồ

1. Nêu ví dụ về lời đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật:

Đối thoại Độc thoại Bàng thoại

- Đế Hầu:

 Bắt tới chốn huyện nha,

Xin ngài ra xử đoàn…

- Huyện Trìa:

Thôi, đây đã biết

Lựa đó phải thưa

Mụ đà nên tệ

Ông Huyện cũng xằng

Phen này ông bày thú mặt lang

Huếch với mụ ắt râu trụi lủi

Tri huyện là mỗ

Nội hạt tiếng khen khen ta:

Cầm đường ngày tháng vào ra,

Hoa nguyệt mai thong thả

2. Lời thoại của nhân vật trong văn bản trên mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần

Nội hạt tiếng khen khen ta

Cầm đường ngày tháng vào ra

Hoa nguyệt hôm mai thong thả.

=> Gieo vần "a" (cách gieo vần đặc trưng trong thơ ca.

3. Trong lời thoại của nhân vật, một số từ ngữ được tách riêng ra hoặc đặt trong ngoặc đơn

Lời thoại văn bản có các từ ngữ trong ngoặc đơn:

(Dạ, thưa quan bọn này)

Trộm của Trùm Sò đêm trước

Vu cho Thị Hến hôm qua

Bắt tới chốn huyện nga,

Xin ngài ra xử đoán. [...]

 

-> Cách thêm ngoặc đơn là để tăng tính khẩu ngữ và mức độ thân mật trong lời Huyện Trìa với Thị Hến.

Này Thị Hến!

Việc phải, không, vốn ta chưa tỏ, 

Thấy đơn cô chút chạnh lòng thương.

(Em) Phải năng lên hầu quan

(Thời) Ai dám nói vu oan gieo họa.

=> Chỉ có hai nhân vật nói một mình là Huyện và Đề. Đây như đoạn đệm chuyển lời trong tuồng, nâng cảm xúc của nhân vật lên cao.

II. Mâu thuẫn giữa các nhân vật

- Trước phiên toà, các mâu thuẫn nảy sinh chồng chéo, liên quan đến vụ bắt giữ, kiện tụng: 

+ Mâu thuẫn giữa trộm Ốc, Lữ Ngao với vợ chồng Trùm Sò, Lê Hà.

+ Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến.

+ Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Đề Hầu.

- Trong phiên toà, các mâu thuẫn cũ tiếp tục phát triển: 

+ Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến.

+ Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Đề Hầu.

Đồng thời nảy sinh thêm các mâu thuẫn mới: 

+ Mâu thuẫn Huyện Trìa với Đề Hầu.

+ Mâu thuẫn Huyện Trìa với vợ chồng Trùm Sò.

III. Nhân vật Huyện Trìa, cung cách xử án và tiếng cười dân gian

1. Tính cách Huyện Trìa qua các loại lời thoại

Bàng thoại  Độc thoại

Đối thoại

Tri huyện Trìa là mỗ

Luật không hay (thời ta) xử theo trí,

Thẳng tay một mực ăn tiền

Đơn từ già, trẻ, lạ quen, 

Nhắm mắt đánh đòn phát lạc 

Chỗ nào nhắm tốt tiến tốt bạc

Lễ phù lưu hết mấy cũng lo,

Quan ở trên dù cú, hay cò

Đồ hành khiển nhiều mâm cũng đặng. 

Đã biết mặt lão Đề hay nói bậy

Còn giơ hàm chú Lại nói cò cưa

Lưng cù chầy hình khéo bơ sờ,

Mồm xà cáng vinh râu ngoe ngoét. 

Này Thị Hến!

Việc phải, không, vốn ta chưa tỏ,

Thấy đơn cô chút chạnh lòng thương

(Em) Phải năng lên hầu gần quan

(Thời) Ai dám nói vụ oan gieo hoạ 

Nguyễn tang không phải đó,

Tình trạng nghiệm là phi

Ỷ phú gia hống hách,

Hiếp quả phụ thân cô. 

Cứ lấy đúng pháp công,

Tội cả vợ lẫn chồng

(Thôi) Ta thứ liền ông, liền mụ. 

Tác dụng: Bàng thoại tự hoạ chân dung của Huyện Trìa: một viên quan sâu mọt với nhiều thói xấu.  Tác dụng: Độc thoại tự bộc lộ tính cách hách dịch, đố kị của Huyện Trìa trong quan hệ với thuộc cấp (Đề Hầu).  Tác dụng: Đối thoại, phân quyết phơi bày lối xưng hô thớ lợ, xử kiện thiên vị, bất minh với động cơ mở ám của Huyện Trìa. 

=> Nhận định chung về tính cách của Huyện Trìa 

+ Qua lời những lời bàng thoại, độc thoại: Huyện Trìa là viên quan mang nhiều thói hư tật xấu như háo sắc, dại gái, sợ vợ; tham tiền; thích nhàn hạ hưởng thụ, chểnh mảng việc công; đội trên (lo lót quan trên) đạp dưới (mắng nhiếc thuộc cấp); xử án ăn tiền, bất cần luật lệ,... 

+ Qua những lời đối thoại, phán quyết trong phiên toà:

Vì háo sắc, Huyện Trìa ngang nhiên biến công đường thành nơi tán tỉnh gái goá, xưng hô thớ lợ, xét xử thiên vị, tuỳ tiện, bất minh (không quan tâm đến sự thật ai đúng, ai sai, ai vô tội, ai có tội,...). 

+ Màn kịch đã kết hợp và phát huy tác dụng của ngôn ngữ bàng thoại, độc thoại với đối thoại trong tuồng đồ để lột trần bản chất xấu xa, đen tối của nhân vật Huyện Trìa – một hình tượng biếm hoạ có ý nghĩa phê phán sâu sắc.

IV. Tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua ngôn ngữ kịch trong văn bản

- Các dấu hiệu, manh mối gián tiếp giúp nhận biết tình cảm, cảm xúc đối với sự việc, nhân vật của tác giả dân gian qua ngôn ngữ tuồng. 

 

+ Tình cảm, cảm xúc của tác giả gián tiếp bộc lộ qua quan niệm, suy nghĩ, cách hành xử của Huyện Trìa đối với vai trò, chức trách "đèn trời soi xét" của mình và cung cách xử án của y trong vụ việc liên quan đến Trùm Sò - Thị Hến; cái tên Trìaa (bên cạnh những cái tên Hầu, Sò, Nghêu, Hán,..) mà tác giả đặt cho nhân vật này cũng là một cách thể hiện thái độ, tình cảm. 

+ Đối thoại, độc thoại thể hiện thái độ, tình cảm, nhận xét của nhân vật Đề Hầu đối với Huyện Trìa hay của Huyện Tria đối với Đề Hầu.

=> Tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua ngôn ngữ kịch trong Huyện Trìa xử án: Huyện Trìa – Đề Hầu, những kẻ "cầm cân nảy mực" thực thi công lí phê phán, cười cợt. Cách miêu tả các nét tính cách của Huyện Trìa qua bàng thoại, độc thoại, đối thoại cho thấy điều đó.