I. Tìm hiểu chung Thị Mầu lên chùa
1. Xuất xứ
- Văn bản được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.
2. Thể loại
- Chèo.
3. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (Từ đầu đến Cho chú tiểu ra nhận lễ cho tôi còn về nào): Thị Mầu giới thiệu về bản thân mình.
- Phần 2 (còn lại): Thị Mầu ve vãn Thị Kính khiến Thị Kính hoảng sợ.
4. Tóm tắt
Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, vì vướng nỗi oan hại chồng nên Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm. Đoạn trích kể lại việc Thị Mầu vì say mê Kính Tâm nhưng không biết Kính Tâm là nữ, Mầu rất chăm chỉ lên chùa để ve vãn, đưa tình với Kính Tâm. Thị Mầu khen Kính Tâm đẹp, bày tỏ sẽ đợi chờ chú tiểu, sấn sổ và mạnh dạn khiến cho chú tiểu Kính Tâm ợ hãi phải bỏ chạy.
II. Giá trị nội dung và nghệ thuật Thị Mầu lên chùa
1. Giá trị nội dung
Trích đoạn “Thị Mầu lên chùa” đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ Thị Mầu lẳng lơ, trơ trẽn nhưng cũng ẩn chứa sự mạnh mẽ, phá cách và khao khát tự do trong tình yêu.
2. Giá trị nghệ thuật
- Có sự đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát.
- Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa.
- Cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình.
- Miêu tả nhân vật độc đáo