Tìm hiểu chung Sử thi

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Khái niệm sử thi

- "Sử thi" là khái niệm được tiếp nhận từ các nền học thuật chịu ảnh hưởng quan niệm văn học và mỹ học thuộc truyền thống châu Âu.

- Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

Ví dụ:

- Sử thi Đẻ đất đẻ nước - Dân tộc Mường

- Sử thi Đăm Săn - Dân tộc Ê-đê

II. Đặc trưng sử thi

1. Nội dung và nghệ thuật của sử thi

- Nội dung của sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau.

- Nghệ thuật: sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu tố thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.

2. Đặc trưng nhân vật sử thi

- Nhân vật trung tâm của sử thi là nhân vật anh hùng: Anh hùng văn hóa và anh hùng chiến trận. So với thần thoại và truyền thuyết, nhân vật sử thi có nhiều lớp người, nhiều thế hệ.

- Nhân vật chính của sử thi anh hùng là anh hùng chiến trận. Phẩm chất cao quí của nhân vật là lòng dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong việc chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục thiên nhiên. Con người anh hùng có vẻ đẹp cường tráng của thể chất. Nhân vật anh hùng là hiện thân của ý chí và sức mạnh cộng đồng. Đó là hình tượng khái quát hóa, lý tưởng hóa nhưng cũng mang đậm tính cá thể.

III. Phân loại

1. Sử thi thần thoại

- Kể về sự hình thành của thế giới, sự hình thành của muôn loài, sự hình thành các dân tộc…

- Ví dụ: Đẻ đất đẻ nước, Ấm ệt luông, Cây nêu thần 

2. Sử thi anh hùng

- Kể về cuộc đời và sự nghiệp của các anh hùng

- Ví dụ: Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú, Đăm Noi…