Phân tích chi tiết Thần Trụ Trời

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Sự xuất hiện của Thần Trụ Trời

- Thần Trụ Trời xuất hiện khi trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm.Thần dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời.

- Khi trời đã cao vừa ý và khô cứng, thần lại phá cột đi. Thần ném vung đá và đất khắp mọi nơi. Đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, cao nguyên, chỗ thần đào lên để lấy đất đá đắp cột bây giờ là biển cả.

- Thần phân khai trời đất, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

-> Có thể thấy thần Trụ trời là một vị thần vô cùng quyền năng, đã tạo nên cả trời và đất, khai sinh ra thế giới.

II. Cơ sở cho sự tưởng tượng về Thần Trụ Trời

Trong cái nhìn của con người thời cổ đại:

- Thần Trụ Trời: thân thể to lớn, chân thần bước một bước là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

=> Sự tưởng tượng về thần Trụ Trời được hình thành dựa trên sức mạnh, sự ảnh hưởng của thần Trụ Trời đối với cuộc sống, đồng thời tác giả đã sử dụng yếu tố kỳ ảo trong văn hóa dân gian để lý giải quá trình tạo ra thế giới. Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, cách lý giải theo hướng dân gian này có thể sẽ không còn phù hợp nữa. Nhưng mặt khác, nó lại giúp gìn giữ được nét văn hóa trong dân gian Việt Nam.

III. Đánh giá chung Thần trụ trời

1. Nội dung

Truyện Thần Trụ Trời giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên bằng trí tưởng tượng của nhân dân như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo. 

2. Nghệ thuật

Truyện thần thoại Thần Trụ Trời cho thấy sự sáng tạo của người Việt cổ. Tuy truyện có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước.

- Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại. 

- Truyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần.