I. Vẻ đẹp khi gió xuân về
- Gió xuân mang hơi ấm và khí xuân làm hồng lên đôi má "gái chưa chồng
- Cô láng giềng, cô hàng xóm của nhà thơ bâng khuâng nhìn trời với “đôi mắt trong"
→ Bức tranh xuân trẻ trung, tình tứ được chấm phá qua hai hình ảnh "màu má gái chưa chồng" và "đôi mắt trong" của cô hàng xóm đang "ngước mắt" nhìn trời xuân
II. Vẻ đẹp khi nắng xuân về
- Gió xuân thổi về từng trận rồi "gió bay đi", gợi lên sự phơi phới
- Mưa xuân, mưa bụi trắng trời, nay mưa đã tạnh, bầu trời rất đẹp, một không gian ấm áp: "giời quang, nắng mới hoe".
- "Lá nõn" là những mầm lá, những lá non màu xanh mượt, "nhành non" là những cành tơ mới nẩy lộc có nhiều lá nõn màu xanh như ngọc.
→ Lá xuân mỡ màng, non tơ sáng ngời lên lấp lánh. Các chữ: "nõn", "non", 'bạc?", đã gợi lên sắc xuân và sức xuân kì diệu.
Cảnh xuân càng trở nên rộn ràng, vui tươi và hồn nhiên khi xuất hiện "Từng đàn con trẻ chạy xum xoe".
→ Cảnh xuân càng trở nên ý vị đậm đà.
III. Vẻ đẹp đồng quê xuân về
- Giêng hai là thời gian nông nhàn, bà con dân cày "nghỉ việc đồng", ai nấy đều tíu tít trong lễ hội mùa xuân.
- Cánh đồng làng bát ngát "lúa con gái mượt như nhung".
- Vườn tược, xóm thôn nở trắng màu hoa cam, hoa bưởi "ngào ngạt hương bay"
- Mùi thơm nồng nàn, quấn quít "bướm vẽ vòng".
- Chữ "đầy", chữ "ngào ngạt" là hai nét vẽ gợi lên cái thần, cái hồn của vườn xuân chốn quê.
→ Cảnh bướm, hoa trong vườn xuân thật trữ tình nên thơ. Nguyễn Bính đã đem cái tình yêu mùa xuân, yêu làng mạc đồng quê để viết nên những câu thơ tuyệt bút về hương hoa, về bướm hoa trong mùa xuân.
IV. Cảnh đi trẩy hội mùa xuân
- "Một đôi cô" duyên dáng, tươi xinh trong bộ đồ dân tộc: "yếm đỏ khăn thâm" đi trẩy hội chùa.
- Các cụ già, bà già "tóc bạc" lưng còng, tay chống gậy trúc, vừa đi vừa lần tràng hạt, miệng lầm rầm tụng nam mô.
→ Cảnh trẩy hội xuân vừa tưng bừng náo nhiệt, vừa dân dã, hồn hậu, đáng yêu.