Câu 1 (trang 90, SGK CTST Ngữ văn 10, tập một)
Đề bài: Văn bản cho thấy, trong cảm nhận của chủ thể trữ tình, những câu Lí ngựa ô hát ở “làng anh” và hát ở “bên em” khác nhau như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Chú ý “làng anh” và “bên em”.
Lời giải chi tiết:
- “Làng anh ở ven sông”: hát vào tháng Tư khi chuẩn bị hội Gióng. Câu hát Lí ngựa ô ở ''làng anh'' hát theo đường đánh giặc, ai nghe cũng ngỡ mình đang đi trong mây, chẳng ai tin mình đang gióng ngựa sắt. Có thể thấy thời điểm “làng anh” là đang đi lính, ra trận.
- Bên em: “móng ngựa gõ mê say”, “qua phá rộng duềnh doàng lên đợt sóng”. Ở bên em, câu hát Lí ngựa ô như một lời mời gọi, mang cảm giác mộc mạc của làng quê, sông nước miền Trung.
Câu 2 (trang 90, SGK CTST Ngữ văn 10, tập một)
Đề bài: Tìm trong văn bản một số chi tiết cho thấy có sự gặp gỡ, hòa hợp giữa những câu Lí ngựa ô hát ở “hai vùng đất” vốn có người hát khác nhau, không gian hát và âm điệu khác nhau.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Chú ý chi tiết cho thấy có sự gặp gỡ, hòa hợp giữa những câu Lí ngựa ô hát ở “hai vùng đất” vốn có người hát khác nhau, không gian hát và âm điệu khác nhau.
Lời giải chi tiết:
- khen câu miền Trung qua truông dài phá rộng/móng gõ mặt thời gian gõ trống.
- khen câu miền Nam như giục như mời/ngựa tung bồm bay qua biển lúa/ngựa ghìm cương nơi sông xòe chín cửa.
Câu 3 (trang 90, SGK CTST Ngữ văn 10, tập một)
Đề bài: Đọc Lí ngựa ô ở hai vùng đất (Phạm Ngọc Cảnh), bạn hiểu thêm gì về vẻ đẹp và sức sống của những câu lí, câu hò và của ca dao, dân ca nói chung?
Phương pháp giải:
Nêu lên quan điểm của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Những câu lí, câu hò và ca dao, dân ca nói chung như thể hiện vẻ đẹp, khát vọng của người dân. Họ gửi gắm vào đó những mong ước, những khát khao về sự yên bình, tình yêu lứa đôi, những tâm tư tình cảm và lòng yêu quê hương, đất nước.