Tìm hiểu chung Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Tìm hiểu chung Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

1. Xuất xứ

- Trích từ Tranh dân gian Đông Hồ – Đông Hồ Folk Paintings của An Chương, NXB Mĩ thuật, 2010, tr. 13 – 22, và Tranh Đông Hồ – Nét tinh hoa văn hoá dân gian Việt Nam của Khánh An.

2. Thể loại

Văn bản thông tin

3. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh

4. Bố cục: (2 phần)

- Phần 1: Từ “Tranh dân gian Đông Hồ” đến “gìn giữ, phát huy” (Khái quát chung về tranh dân gian Đông Hồ).

- Phần 2: Còn lại (Giới thiệu chi tiết tranh Đông Hồ về đề tài, chất liệu, cách chế tác, lưu giữ và phục chế).

5. Tóm tắt

      Tranh Đông Hồ là một nét đẹp tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam. Tranh Đông Hồ có đề tài dân dã, bình dị của làng quê như gà, lợn, trâu, bò,….Tranh Đông Hồ được in trên giấy điệp: vò con điệp (sò biển) được nghiền nát, trộn với hồ rồi dùng chổi lá quét lên mặt giấy đó. Đề tài và ý tưởng của tranh Đông Hồ được các nghệ nhân lấy cảm hứng ngay trong cuộc sóng hàng ngày hoặc từ các truyện dân gian (truyện cồ tích, ngụ ngôn, truyện cười,…). Mùa tranh tết được cả làng chuẩn bị từ khoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm. Thời cực thịnh của làng tranh Đông Hồ là vào khoảng cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX. Tuy vậy, xu thế thương mại hóa thời kinh tế thị trường gần đây đã đặt dòng tranh Đông Hồ đứng trước nguy cơ mai một. Các nghệ nhân đã và đang cố gắng để lưu giữ và phục chế loại tranh này.

II. Giá trị nội dung và nghệ thuật Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

1. Giá trị nội dung

- Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa Việt Nam là văn bản cung cấp hiểu biết cho người đọc về tranh dân gian Đông Hồ, gồm các thông tin về đề tài, chất liệu của tranh, cách chế tác tranh, việc chơi tranh của người dân làng tranh Đông Hồ và cách lưu giữ, phục chế tranh của các nghệ nhân. Từ đó, người đọc hiểu rõ hơn về một nét đẹp của văn hóa Việt Nam, đồng thời nêu cao ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp này.

2. Giá trị nghệ thuật

- Cấu trúc chặt chẽ, logic giúp người đọc tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng.