Phân tích chi tiết Nắng đã hanh rồi

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Không gian thiên nhiên ngày nắng hanh

“Nắng đã vàng hanh như phấn bay

Đã nghe tiếng sếu vọng sông ngày

Trước sân mây trắng về đông lắm

Em ở xa nhà, em có hay”.

- Khổ thơ là cảm xúc của tác giả khi vào thời điểm mùa đông về.

- Dấu hiệu:

+ Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh. Đây là một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa đông “Nắng đã vàng hanh như phấn bay”.

+ Tiếng sếu vọng sông ngày: theo như dân gian, khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông.

- Nghệ thuật nhân hóa: mây trắng về đông lắm -> nhấn mạnh dấu hiệu của mùa đông đã về

- Lời nhắn gửi đến người phương xa: “Em ở xa nhà, em có hay”.

II. Nỗi nhớ trong tình yêu khi nắng hanh về

“Em có hình dung những mái tranh

Nắng lên khói ủ mộng yên lành

Vườn sau tre mía xôn xao lá

Anh chẳng là cây cũng trĩu cành”.

 

“Em có cùng anh lên núi không

Có nghe thầm thĩ tiếng rừng thông

Nắng chiều ngả bóng thông in đất

Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong”.

- Đây có thể là lời của người chồng, người yêu nói với vợ, người yêu mình.

Tác giả miêu tả khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của đất trời dưới cái nắng hanh hao của mùa đông, với những “mái nhà tranh”, với “khói”, “rừng thông”,… Hình ảnh làng quê hiện lên yên ả, thanh bình.

Trong không gian đó, nhân vật trữ tình lặng lẽ nghĩ về “em”. Chẳng biết nơi xa ấy, em có còn nhớ đến quê hương, nhớ đến “anh” không?

- Điều đó càng nhấn mạnh và làm chân thực nỗi nhớ, tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ.

III. Suy tư của tác giả trước đất trời khi nắng hanh

“Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua

Một năm năm tới, lại năm qua

Mà sao nắng cứ như tơ ấy

Rung tự trời cao xuống ngõ xa”.

- Trong thời khắc đất trời bước vào đông, tác giả đã có những suy tư về sự trôi chảy của thời gian. Đông chưa qua, mà xuân lại sắp tới, rồi xuân sắp qua.

Thời gian cứ chảy trôi, và cứ mỗi khi nắng hanh về, lòng người lại bồn chồn, bâng khuâng.

- Nắng hanh một lần nữa được tác giả miêu tả thật đẹp qua hình ảnh so sánh:

“Mà sao nắng cứ như tơ ấy

Rung tự trời cao xuống ngõ xa”.

-> Bài thơ là những rung động tinh tế của tác giả khi nắng hanh về, là khúc nhạc êm ái thể hiện tình yêu và những rung động sâu sắc, đẹp đẽ của tác giả trước thiên nhiên đất trời.