Câu 1 (trang 79, SGK CTST Ngữ văn 10, tập một)
Đề bài: Điền thông tin phù hợp vào bảng sau (làm vào vở):
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ ba văn bản.
- Lần lượt điền theo từng nội dung trong bảng.
Lời giải chi tiết:
Văn bản |
Chủ đề |
Hình thức nghệ thuật đặc sắc |
Hương Sơn phong cảnh |
Tình yêu thiên nhiên, phong cảnh, đất nước. |
Điệp từ, từ ngữ biểu cảm, bộc lộ trực tiếp, từ láy. |
Thơ duyên |
Thiên nhiên, tình yêu. |
Hình ảnh trữ tình; từ láy; nghệ thuật tả cảnh giàu cảm xúc; lấy hình ảnh thiên nhiên để nói về “duyên” của con người. |
Lời má năm xưa |
Sự giao cảm giữa thiên nhiên và con người. |
Hình thức kể chuyện hồi tưởng; sử dụng ngôi kể thứ nhất; từ ngữ đặc trưng của vùng miền. |
Nắng đã hanh rồi |
Thiên nhiên |
Cách gieo vần độc đáo; từ ngữ gợi hình. |
Câu 2 (trang 79, SGK CTST Ngữ văn 10, tập một)
Đề bài: Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi bài thơ trong bài học này.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ các văn bản.
- Xác định chủ thể trữ tình ở mỗi văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Bài Hương Sơn phong cảnh: chủ thể trữ tình ẩn danh.
- Bài Thơ duyên và Nắng đã hanh rồi: chủ thể trữ tình xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng “anh” và “em”.
Câu 3 (trang 79, SGK CTST Ngữ văn 10, tập một)
Đề bài: Từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này, bạn rút ra được những lưu ý gì trong cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình?
Phương pháp giải:
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
Một số lưu ý bản thân rút ra được từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này:
- Cần đọc kĩ các bài thơ từ 2 -3 lần.
- Biết được hoàn cảnh sáng tác và phong cách sáng tác của tác giả.
- Chú ý một số từ ngữ đặc biệt.
- Ý nghĩa, thông điệp tác giả muốn gửi gắm.
- Xác định chính xác chủ thể trữ tình trong văn bản.
Câu 4 (trang 79, SGK CTST Ngữ văn 10, tập một)
Đề bài: Hãy rút ra những điều cần lưu ý:
- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm thơ.
Phương pháp giải:
Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.
+ Có dàn ý chi tiết.
+ Đầy đủ bố cục của một bài viết hoàn chỉnh.
+ Luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, thuyết phục, mạch lạc.
+ Nên có sự kết hợp xen kẽ giữa nội dung và nghệ thuật.
- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.
+ Có dàn ý chi tiết.
+ Xác định đúng đề tài, đối tượng người nghe.
+ Chú ý giọng đọc rõ ràng, âm vực vừa phải, luôn hướng mắt về phía người nghe.
+ Nên tạo không khí sôi động cho buổi thuyết trình.
Câu 5 (trang 79, SGK CTST Ngữ văn 10, tập một)
Đề bài: Viết bài văn phân tích, đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã đọc.
Phương pháp giải:
- Lập dàn ý chi tiết.
- Viết bài hoàn chỉnh.
- Kiểm tra lỗi sai (nếu có).
Lời giải chi tiết:
Dàn ý
- Mở bài
Giới thiệu vấn đề: Tình cảm với thiên nhiên trong Vọng Nguyệt (Ngắm Trăng) của Hồ Chí Minh.
- Thân bài
- Hai câu thơ đầu: Cuộc sống khổ cực, gian lao của bác nơi ngục tù.
- Điệp cấu trúc “không...không” => nhấn mạnh sự thiếu thốn về vật chất trong tù.
- Tình cảm của Bác với thiên nhiên luôn sâu đậm nên đứng trước ánh trăng sáng, bác trở nên “khó hững hờ”.
- Hai hình ảnh đối lập: ánh sáng của trăng và bóng tối nơi ngục tù.
=> Hoàn cảnh ngắm trăng khá đặc biệt, vầng trăng chính là thứ ánh sáng duy nhất mà người khó lòng bỏ qua.
- Hai câu thơ cuối: Sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.
- Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa => vầng trăng trở nên đẹp và có hồn hơn.
- Cuộc vượt ngục tinh thần của Bác.
=> Ánh trăng soi qua khung cửa sổ nơi nhà tù đã trở thành tri âm, tri kỉ của người tù cách mạng.
- Kết bài
Khẳng định lại vấn đề.