Phân tích chi tiết Dục Thúy Sơn

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Khung cảnh núi Hương sơn (6 câu thơ đầu)

1. Hai câu đầu: Giới thiệu chung về cảnh vật trong "mối quan hệ" với tác giả

Bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời về núi Dục Thuý, được vẽ bằng bút pháp vô cùng điêu luyện.

- Câu 1 đã nói “non tiên” giữa cửa biển, câu 4 nói rõ thêm núi Dục Thuý "như cảnh tiên rơi xuống cõi trần gian ” (tiên cảnh truỵ trần gian)

→ Hai hình ảnh “tiên san” và “tiên cảnh” hô ứng nhau, bổ trợ nhau. cảm xúc mở rộng, phát triển nhằm ca ngợi Dục Thuý sơn là một thắng cảnh, đẹp kì lạ, hiếm có trên đất nước ta.

2. Bốn câu sau: Bức tranh sơn thủy hữu tình

- Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thuý được thể hiện rõ nét trong hai câu 3 - 4.

- Núi Dục Thuý được tác giả ví như đoá sen nổi trên mặt nước, hình ảnh và bút pháp mới lạ, độc đáo. Trong nguyên văn, tác giả không sử dụng từ ngữ biểu thị sự so sánh mà đồng nhất trực tiếp núi Dục Thuý với đoá sen. Hình ảnh đoá sen có ý nghĩa biểu tượng, gợi ý niệm thoát tục, như là cõi tiên rơi xuống trần gian.

- Ngôn từ được sử dụng chính xác, tạo ấn tượng: Trong nguyên văn, từ "phù" có nghĩa là "nổi", nhưng lay động tại chỗ (khác với "phiếm" cũng là nổi nhưng "trôi dạt"); từ "truỵ" có nghĩa là "rơi, rớt từ trên cao xuống", thể hiện sự sống động trong miêu tả.

- Dấu ấn riêng của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện rõ nhất qua những liên tưởng xuất hiện ở cái nhìn cận cảnh (hai câu 5 -  6).

Trâm ngọc xanh và mái tóc biếc gợi hình ảnh trẻ trung, trong sáng, trữ tình, nên thơ, giúp liên tưởng đến hình ảnh người con gái. Vẻ đẹp của thiên nhiên được so sánh với vẻ đẹp của con người; lấy nét đẹp của người con gái để hình dung bóng núi trên sóng biếc. Sự liên tưởng này rất hiện đại, đặc biệt, hiếm thấy trong thơ cổ. Thơ cổ thường lấy chuẩn mực vẻ đẹp tự nhiên để so sánh với con người. Sự liên tưởng và bút pháp mới lạ này cho thấy tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ.

II. Cảm hoài của Nguyễn Trãi (2 câu thơ sau)

- Hai câu kết bài thơ này, cũng giống như các bài thơ khác cùng chủ đề của Nguyễn Trãi, lại thường là sự bộc lộ những suy tư về con người, về lịch sử, về dân tộc. Ý thơ thể hiện rõ sự hoài niệm, nhớ tiếc. Điều này cho thấy tâm hồn hướng nội, sâu sắc của Nguyễn Trãi.

- "Dục Thúy Sơn ” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán. Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. Trong phần luận, 4 hình ảnh ẩn dụ sóng nhau, đối nhau, hình ảnh này làm đẹp thêm hình ảnh kia, thể hiện cách cảm, cách tả của nhà thơ mang tâm hồn thơ mộng, tài hoa. Ức Trai, trong cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, sông núi, ngòi bút tài hoa của ông rất tinh tế và nhạy cảm trong gợi tả và biểu cảm.