Tìm hiểu chung Dục Thúy Sơn

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Tìm hiểu chung Dục Thúy Sơn

1. Xuất xứ

- Bài thơ được sáng tác vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn.

- Bài thơ được xếp vào tập Ức Trai thi tập.

2. Ức Trai thi tập:

- Gồm 105 bài, là một trong các tập thơ chữ Hán đặc sắc của Nguyễn Trãi. Đa số các bài trong tập này là thơ thất ngôn bát cú; thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn, chỉ có 2 bài theo thể trường thiên là "Côn Sơn ca" và "Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên".

- Về nội dung, có thể chia ra 3 chủ đề lớn:

+ Thơ tả thiên nhiên, danh lam thắng cảnh;

+ Thơ sáng tác sau khi quân Minh xâm lược Đại Ngu (trong đó có bài "Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên" làm khi ở Đông Quan);

+ Thơ sáng tác sau khi chiến thắng quân Minh, giống thơ "ngôn chí" trong Quốc âm thi tập.

3. Thể loại: Ngũ ngôn luật thi (ngũ luật) - một thể của thơ Đường luật.

4. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

5. Bố cục (4 phần)

- 6 câu thơ đầu: Khung cảnh núi Hương sơn.

- 2 câu cuối: Cảm hoài của Nguyễn Trãi.

II. Giá trị nội dung và nghệ thuật Dục Thúy Sơn

1. Giá trị nội dung

- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên.

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết của tác giả.

2. Giá trị nghệ thuật

- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm.

- Hình ảnh thơ mĩ lệ.

- Sử dụng câu thơ ngũ ngôn, dồn nén cảm xúc.