Phần 1: Nói (trang 103, SGK CTST Ngữ Văn 10, tập một)
- Đọc kĩ đề.
- Xác định đối tượng người nghe, không gian và thời gian thuyết trình.
- Trước khi nói cần chuẩn bị kĩ dàn ý, các ý chính của bài nói.
- Giọng nói dõng dạc, âm độ vừa phải, mắt luôn hướng về người nghe.
Dàn ý
1. Phần mở đầu
- Gửi lời chào. Giới thiệu bản thân.
- Giới thiệu vấn đề nghiên cứu: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay.
2. Phần nội dung
Tóm tắt:
Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam. Trước sự tác động của kinh tế thị trường, của hội nhập quốc tế sâu rộng và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một, pha trộn, lai căng không còn giữa được bản sắc. Do vậy, việc khẳng định giá trị văn hóa của các dân tộc là vấn đề cấp bách.
Cơ sở lí thuyết: nêu khái niệm, lí thuyết nền tảng.
Kết quả nghiên cứu:
Trình bày kết quả nghiên cứu theo từng mục tương ứng:
1. Một số vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Mường.
2. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay.
III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở nước ta.
3. Kết luận
- Khái quát những ý chính từ kết quả nghiên cứu.
- Gửi lời cảm ơn.
Phần 2: Nghe (trang 103, SGK CTST Ngữ Văn 10, tập một)
Bước 1: Chuẩn bị nghe
- Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến truyện kể sẽ được nghe.
- Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.
Bước 2: Lắng nghe và ghi chép
- Tập trung lắng nghe bài đánh giá.
- Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá.
Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá
- Gửi lời cảm ơn trước khi muốn trao đổi với người nói.
- Đưa ra những lời nhận xét, thắc mặc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng.
- Chú ý: không nên quá áp đặt quan điểm cá nhân, cái nhìn chủ quan của mình lên bài đánh giá của người nói.