Phân tích chi tiết Giang

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Cuộc gặp gỡ giữa tôi với Giang

- Thời gian: những ngày giáp Tết, trời mưa rất mỏng cũng chưa tối hẳn

- Địa điểm: cái giếng xây ở đầu trấn

- Hoàn cảnh gặp gỡ: khi Giang đang đi gánh nước và nhân vât tôi (tác giả) cũng đến giếng để “ rửa ráy qua loa tí chút và xâu lại dép”. Giang giúp “tôi” múc nước

- Hành động của Giang:

+ “Không xối cho tôi tự gột mà cúi mình xuống một tay nghiêng gầu nước dội nhè nhẹ, một tay cô cọ bùn đất ở ngón chân, bàn chân và bắp chân tôi”

+ “Cô cọ kĩ cho tôi đôi dép đúc”

→ Hành động ân cần, chu đáo, tinh tế và khéo léo, “ ân tình hồn nhiên”

- Thái độ của nhân vật kể chuyện: sững sờ đến bất động, hạnh phúc và biết ơn

- Điểm nhìn của tác phẩm: nhân vật “tôi”.

->  Người đã kể lại câu chuyện một cách toàn vẹn, đầy đủ từ đầu đến cuối một cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại dư vị sâu sắc.

- Việc chọn điểm nhìn, cách kể nhằm dụng ý muốn gieo vào lòng độc giả những suy nghĩ về tình người trong cuộc chiến, những dự vị về mất mát, về nỗi đau và cả những rung động lãng mạn thoáng qua mà nhớ mãi.

II. Nhân vật Giang

- Tính cách nhân vật Giang được thể hiện rõ nét qua từng cuộc đối thoại:

Hình ảnh của Giang Qua điểm nhìn Nét tính cách nổi bật
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh. Tôi Tin người, trong trẻo, hồn nhiên, sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang. Tôi - bố Giang Nhanh nhẹn, lo lắng, đảm đang, nũng nịu, không hề sợ bố.
Lúc cùng anh tân binh đi đến đơn vị trên xe đạp. Tôi

Hay nói chuyện, có vẻ cô đơn, có tâm trạng.

Tại chiến trường qua lời của bố Giang. Bố Giang Luôn nhớ và có cảm tình với anh tân binh.

- Cách xử sự của nhân vật Giang trong hoàn cảnh chiến tranh, tình huống gặp anh bộ đội giữa đường… là hoàn toàn phù hợp. 

-> Thể hiện tình quân dân thắm thiết, sự tin yêu tuyệt đối vào anh bộ đội cụ Hồ.

III. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm

- Chủ đề tư tưởng của tác phẩm Giang là những kí ức của nhân vật "tôi" trong chiến tranh. Những cuộc gặp gỡ con người đời thường, những câu chuyện vụn vặt nhưng góp phần để  lại nhiều suy ngẫm cho con người.

- Hai đoạn cuối của văn bản góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Là sự suy ngẫm của tác giả về chiến tranh. Thời gian có thể xóa nhòa tất cả nhưng không thể nào xóa đi kí ức của con người. Nỗi đau của chiến tranh như vẫn thường trực trong tâm trí của người lính.