I. Tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho nhân vật "em"
- Hai câu thơ đầu là dòng hồi ức của tác giả về khoảng thời gian tươi đẹp với nhân vật "em".
- Tác giả dùng câu hỏi nhưng không cần sự hồi đáp như một sự tiếc nuối khe khẽ: "Em thấy không, tất cả đã xa rồi".
-> Câu thơ thể hiện sự tiếc nuối, nỗi nhớ của tác giả về quá khứ tươi đẹp ngày ấy.
- Câu thơ thứ hai khiến người đọc cảm nhận được sự xa xôi, hoài niệm.
- Tác dụng của những hình ảnh "hoa súng tím", "chùm phượng hồng", "tiếng ve",...
+ Hình ảnh "hoa súng tím", "chùm phượng hồng", "tiếng ve",... là những hình ảnh quen thuộc được lồng ghép khéo léo để thể hiện cảm xúc của nhân vật.
+ Hình ảnh "hoa súng tím" như là sự đọng lại để cháy lên một lần cuối của con đường học trò sắp kết thúc.
+ "Chùm phượng hồng" gợi cảm giác bồi hồi, nuối tiếc làm ai đã đánh rơi những phút ban đầu.
+ "Tiếng ve" là âm thanh đặc trưng của mùa hạ, cũng là mùa chia tay cả lứa tuổi học trò hồn nhiên.
=> Tất cả các hình ảnh như "hoa súng tím", "chùm phượng hồng", "tiếng ve" được tác giả nhân hóa nhằm thể hiện nỗi nhớ da diết và sự bâng khuâng của chủ thể về một miền kí ức học trò xa xôi.
- Tác dụng của các đại từ nhân xưng "tôi", "một người", "anh":
+ Đại từ nhân xưng "tôi", "ta" hay "anh" thực chất cũng là một mà thôi.
+ Đó là chủ thể trữ tình, song nó được đặt tương quan ở nhiều mối quan hệ khác nhau: anh là tương quan với em, tôi tương quan với bạn, ta,...
=> Sự thay đổi tinh tế khi sử dụng các đại từ nhân xưng giúp tác giả bộc ộ cảm xúc của mình và nói thay tâm trạng của người khác, nhờ vậy bài thơ dễ dàng chạm đến cảm xúc của nhiều người.
+ Từ "một người" trong câu thơ Có lẽ một người đã bắt đầu yêu có hai cách hiểu.
.) Cách 1: Chỉ chung cho tất cả ai đang có những rung động đầu đời.
.) Cách 2: Chính là anh, tôi, ta hay nói cách khác là chủ thể trữ tình.
-> "Người" ấy đang khám phá, dự đoán cảm xúc tình yêu mới chớm nở của chính mình hay người khác -> thể hiện qua cụm từ "có lẽ".
II. Tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho thầy cô, bạn bè
1. Nỗi nhớ của chủ thể dành cho thầy cô, bạn bè
- Nỗi nhớ khắc khoải, da diết, bồn chồn:
+ Tác giả đã so sánh như "nỗi nhớ về mẹ"... -> luôn thường trực và nung nấu trong lòng chủ thể trữ tình.
2. Đặc sắc nghệ thuật
- Biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc
+ Nhớ, nỗi nhớ, cứ.
+ Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu.
+ Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào.
-> Hai biện pháp tu từ này giúp tác giả diễn đạt ấn tượng sâu đậm về những kỉ niệm tuổi học trò, sự tuôn trào của cảm xúc lúc lắng đọng, lúc chơi vơi, đồng thời tạo nhạc điệu da diết, xao xuyến cho bài thơ.
- Từ láy: bâng khuâng, xao xuyến, lao xao.
- Sử dụng đối thoại ở khổ thơ thứ 5:
+ "Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy!"
+ " - Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy"
-> Giúp người đọc hình dung ra khung cảnh lớp học vui nhộn, hồn nhiên. Nơi ấy có "nàng Bạch Tuyết" - chính là cô giáo và "những chú lùn rất quấy" là những cậu học sinh tinh nghịch, nhí nhảnh.
=> Ở những đối thoại này, tác giả đan xen các mẩu đối thoại mang yếu tố tự sự vào mạch trữ tình, kết hợp biểu cảm gián tiếp với cảm xúc trực tiếp khiến cho lời thơ trở nên đa dạng, linh hoạt, âm vang nhiều giọng nói, kỉ niệm càng được khơi sâu, tươi tắn và đáng nhớ hơn.
III. Cảm xúc của chủ thể trữ tình
1. Tác dụng của hình ảnh mái tóc
- Sự xuất hiện của hình ảnh "mái tóc":
+ Lần đầu: Trên trán thầy tóc chớ bạc thêm.
+ Lần hai: Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên.
-> Một mái đầu bạc màu theo thời gian và một mái đầu biểu trưng cho sự kế tiếp -> nối tiếp từ thế hệ này đến thế hệ khác.
2. Tình cảm của chủ thể trữ tình trong hai khổ cuối
- Đó là sự ngậm ngùi, nuối tiếc về một thời đã qua.
- Hình ảnh "bím tóc ngủ quên", "quả ngọt", "hoa mướp", "cây bàng hẹn hò",... chứa đựng cả một miền kí ức gắn với tuổi học trò của chủ thể trữ tình.
3. Hình ảnh "chiếc lá đầu tiên" hiện lên ở cuối bài
- "Chiếc lá đầu tiên" là hình ảnh có tính biểu tượng.
- Đó có thể là tình yêu đầu tiên mới chớm nở, cuộc hẹn hò đầu tiên, kỉ niệm đầu tiên, buổi học, năm học đầu tiên, những bâng khuâng, lạ lẫm đầu tiên của tuổi học trò,...
- Những gì có tính chất "đầu tiên" thường ban sơ, trong trẻo.
=> "Chiếc lá đầu tiên" dù được hiểu với nghĩa nào thì hình ảnh "đầu tiên" đều gợi lên sự trong sáng và những cảm xúc khó quên.