Giáo án Sinh học 8 bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ mới nhất

BÀI 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ

I/. MỤC TIÊU: sau khi học xong bài học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và bắp cơ

- Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ

2. Kỹ năng:

- Biết cách vận dụng hiểu biết thực tiễn vào bài học và ngược lại

3. Thái độ:

- Ý thức bảo vệ bản thân, vận động và vui chơi lành mạnh

*Trọng tâm:

- Trình bày được cấu tạo và tính chất của cơ, bắp cơ và sự co cơ

II/. CHUẨN BỊ:

1/. Giáo viên: tranh vẽ các hình 9.1, 9.3, 9.4

2/. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

III/. PHƯƠNG PHÁP: trực quan + thuyết trình

IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/. Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2/. Kiểm tra bài cũ: (3’) Hãy cho biết các cấu tạo và chức năng của các loại xương? Thành phần hóa học và tính chất của xương?

3/. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Xương là bộ khung cơ thể, tham gia vào hệ vận động. Tuy nhiên nếu chỉ là các xương khớp lại với nhau thì cơ thể người cũng không thể vận động được mà phải nhờ vào sự phối hợp với các cơ. Cấu tạo và tính chất của cơ như thế nào để có thể tham gia vào hệ vận động của cơ thể? Nội dung bài học số 9 hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó

HĐ 1: Tìm hiểu cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ

Mục tiêu: Học sinh trình bày được cấu tạo bắp cơ, tế bào cơ

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 16’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh toàn bộ các nhóm cơ ở cơ thể người, GV chỉ trên hình vẽ vị trí các nhóm cơ: cơ đầu cổ, cơ vùng thân, cơ chi trên, cơ chi dưới xương?

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 9.1 và trình bày hình dạng điển hình, cấu tạo của bắp cơ?

- Gv mở rộng về gân, vị trí bám của gân, khi gân bị tổn thương thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng vận động, liệt; đầu bám gốc – khi co cơ hầu như không chuyển động, đầu còn lại là đầu bám tận; đĩa sáng, đĩa tối, phân biệt tơ cơ mảnh và tơ cơ dày về cấu tạo

Lắng nghe câu hỏi của giáo viên, quan sát hình ảnh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Lắng nghe giáo viên nhận xét, tổng hợp kiến thức

I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ

1. Cấu tạo bắp cơ

- Bắp cơ có hình thoi dài, hai đầu là các gân. Gân bám vào xương hoặc da

- Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) bọc trong màng liên kết

2.Cấu tạo tế bào cơ

- Mỗi tế bào cơ (sợi cơ) gồm nhiều tơ cơ chạy dọc theo chiều dài tế bào, có 2 loại là tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp song song và xen kẽ với nhau.

- Phần tơ cơ giữa 2 tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ

HĐ 2: Tính chất của cơ

Mục tiêu: trình bày được tính chất của cơ, lấy ví dụ chứng minh sự co cơ

Phương pháp: trực quan, thuyết trình, vấn đáp

Phát triển năng lực: quan sát, thực hành

Thời gian: 10’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 9.2, GV mô tả lại thí nghiệm.

- Yêu cầu học sinh quan sát quy trình mô tả cơ chế của sự co cơ, trình bày cơ chế co cơ?

- Yêu cầu HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức thực tế và hình vẽ 9.3 trả lời câu hỏi lệnh sgk trang 33

- GV nhận xét, tổng kết

Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của giáo viên

Lắng nghe nhận xét, tổng kết của giáo viên

II. Tính chất của cơ:

Sự co cơ: tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùngtơ cơ dày, làm tế bào cơ ngắn lại

Cơ co khi có kích thích từ môi trường và sự điều khiển của hệ thần kinh

HĐ 3: Ý nghĩa của hoạt động co cơ

Mục tiêu: Học sinh nêu được ý nghĩa của sự co cơ, từ đó biết bảo vệ cơ thể, vui chơi hoạt động lành mạnh để bảo vệ cơ thể

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 10’

Yêu cầu HS quan sát hình 9.4 , nêu ý nghĩa của sự co cơ, phân tích hoạt động của cơ 3 đầu và cơ 2 đầu?

GV nhận xét, tổng kết, giải thích

Thực hiện yêu cầu của giáo viên

Nghe giáo viên nhận xét, tổng kết.

III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ

Cơ co giúp cơ thể vận động

Các cơ thường được sắp xếp hoạt động theo kiểu đối khảng: cơ dãn – cơ co

       

4/. Củng cố, luyện tập

HĐ 4: Tổng kết, củng cố

Mục tiêu: học sinh ghi nhớ nhanh các nội dng chính của bài học

Phương pháp: vấn đáp

Phát triển năng lực: tổng hợp

Thời gian: 4’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức bài học trả lời câu hỏi:

+ Mô tả cấu tạo bó cơ, tế bào cơ?

+ Chứng minh sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tế bào cơ, bó cơ

Lắng nghe và thực hiện các yêu cầu của giáo viên

Các học sinh đều ghi nhớ được các nội dung chính của bài học

5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà

HĐ 5: Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài mới

Mục tiêu: học sinh học bài 9, nắm được các nội dung chính của Bài 10: Hoạt động của cơ

Phương pháp: thuyết trình

Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn

Thời gian: 1’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Yêu cầu học sinh học bài 9 và đọc trước nội dung bài 10

Ghi lại yêu cầu củavào vở

Học sinh ghi nhớ bài 9 và khái quát được nội dung bài 10