Bài 2: Cấu tạo cơ thể người
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo của cơ thể người, kể tên được các cơ quan và vị trí của chúng trong cơ thể
- Trình bày được cơ quan trong từng hệ cơ quan, chức năng hệ cơ quan
2. Kỹ năng: khai thác sách giáo khoa, vận dụng tình huống thực tiễn vào học tập kiến thức mới
3. Thái độ: bảo vệ cơ thể, bảo vệ sức khỏe
II. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: tranh vẽ cấu tạo cơ thể người
2/ Học sinh: vở, sgk Sinh 8.
III. Phương pháp: Đàm thoại + Trực quan + Thuyết trình.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Mở bài: con người là loài sinh vật đứng trên nấc thang cao nhất của hệ thống sống. trải qua quá trình tiến hóa hàng ngàn năm để con người có được một cơ thể tương đối hoàn hảo như ngày nay. Vậy sự hoàn hảo đó thể hiện ở những điểm nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học Cấu tạo cơ thể người
Hoạt động của GV |
H.động của HS |
Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Các phần cơ thể Mục tiêu: trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ thể người, các cơ quan. Phương pháp: trực quan Phát triển năng lực: Thuyết trình, phân tích Thời gian: (15’) |
||
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm và trình bày cấu tạo của cơ thể, các cơ quan ở từng phần, cơ quan ngăn cách khoang ngực và khoang bụng? - Đính chính nội dung thông tin |
- Đại diện phát biểu, bổ sung. - Thảo luận nhóm, đại diện phát biểu, bổ sung. - Nghe giáo viên điều chỉnh thông tin |
I. Cấu tạo 1. Các phần của cơ thể + Cơ thể người chia thành 3 phần: Đầu, thân, các chi (tay, chân). + Khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ hoành. + Khoang ngực: chứa tim, phổi + Khoang bụng chứa: dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản |
Hoạt động 2: Các hệ cơ quan. Mục tiêu: Nêuđược các hệ cơ quan, cơ quan thành phần và chức năng của hệ Phương pháp: Trực quan Phát triển năng lực: Thuyết trình, phân tích Thời gian: (20’) |
||
- Yêu cầu học sinh dựa vào nội dung kiến thức SGK trả lời khái niệm hệ cơ quan. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và trình bày các hệ cơ quan trong cơ thể, cơ quan thành phần và chức năng của hệ cơ quan - Bổ sung, hoàn chỉnh nội dung kiến thức. |
- Nghe giáo viên thông báo thông tin về nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh. - Cá nhân quan sát đại diện phát biểu, bổ sung. - Nghe giáo viên bổ sung, hoàn chỉnh nội dung. |
- Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định. - Cơ thể có nhiều hệ cơ quan Hệ tiêu hóa: + Ống tiêu hóa (miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn), tuyến tiêu hóa (gan, mật, tụy) + Tiếp nhận, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cho cơ thể Hệ tuần hoàn: + Tim, hệ mạch + Vận chuyển õi, chất dinh dưỡng tới các tế bào, vận chuyển CO2, chất thải tới cơ quan bài tiết Hệ bài tiết: + Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái + Lọc thải các chất không cần thiết, ổn định môi trường trong cơ thể Hệ hô hấp: + Mũi, khí quản, phế quản, hai lá phổi + Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường Hệ thần kinh + Não, tủy sống, dây thần kinh và hạch thần kinh + Tiếp nhận, trả lời các kích thích từ môi trường, điều hòa hoạt động các cơ quan Hệ vận động + Cơ và xương + Vận động |
4. Hướng dẫn cho HS luyện tập những kiến thức đã tìm hiểu Mục tiêu: HS chủ động làm các bài tập để củng cố thêm kiến thức đã học Phương pháp: Trực quan, thuyết trình Phát triển năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề; năng lực phân tích; năng lực thuyết trình. Thời gian: (4’) |
||
- Lấy ví dụ về sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong mỗi hệ cơ quan? |
- HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung |
5. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà Mục tiêu: Hướng dẫn hs học bài và chuẩn bị bài cho tiết học sau Thời gian: (1’) |
||
GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc học bài, làm bài tập ở nhà |
- Ghi vào vở để thực hiện |
- Học bài 2 và tìm hiểu trước nội dung bài 3. |