Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch
I/. MỤC TIÊU: sau khi học xong bài học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
- Trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể của bạch cầu khỏi các tác nhân gây nhiễm
- Trình bày được khái niệm miễn dịch
2. Kỹ năng:
- Quan sát tranh hình nghiên cứu thông tin -> phát hiện kiến thức.
- Khái quát hóa, vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, bảo vệ sức khỏe
Trọng tâm:
- Bạch cầu, hoạt động của hệ miễn dịch
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: tư liệu ảnh, video về hoạt động bạch cầu, hoạt động miễn dịch
2/. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III/. PHƯƠNG PHÁP: trực quan + thuyết trình
IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2/. Kiểm tra bài cũ: (3’) thành phần của máu? Chức năng của hồng cầu, huyết tương?
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Khi em bị mụn, ban đầu vết mụn sưng tấy và đau sau vài hôm thì khỏi. Vậy do đâu mà khỏi đau?
HĐ 1: Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu Mục tiêu: Học sinh phân biệt được kháng nguyên, kháng thể; cách bạch cầu bảo vệ cơ thể Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp Thời gian: 16’ |
||
Hoạt động của giáo viên |
HĐ của HS |
Nội dung cần đạt |
- GV: Yêu Cầu HS đọc thôngtin, trả lời câu hỏi: + Thế nào là kháng nguyên? Kháng thể? + Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể diễn ra theo cơ chế nào? - HS nghiên cứu thông tin, phát biểu - Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ trong SGK. Trả lời câu hỏi: + Bạch cầu có vai trò như thế nào đối với cơ thể? + Khi vi sinh vật như virut hay vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp hoạt động nào của bạch cầu ? + Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào? + Khi vi khuẩn hay virut thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động của tế bào bạch cầu nào ? + Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào? + Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào? + Tại sao khi ta đạp gai thì vết thương bị sưng tấy, có mủ nhưng một thời gian sau thì khỏi ? - GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức |
Thực hiện theo các yêu cầu của giáo viên |
Kháng nguyên: là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. - Kháng thể: là những phân tử protein do cơ thể tiết ra để chống lại kháng nguyên. - Cơ chế: chìa khóa, ổ khóa. * Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách: - Thực bào: hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa. - LimphôB: tiết kháng thể vô hiệu hóa vi khuẩn. - Limphô T: Phá hủy tế bào đã nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện,tiếp xúc và tiết ra phân tử protein đặc hiệu. |
HĐ 2: Miễn dịch. Mục tiêu: Học sinh phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp Thời gian: 16’ |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt |
- GV: Yêu Cầu HS đọc thôngtin, trả lời câu hỏi: + Thế nào là kháng nguyên? Kháng thể? + Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể diễn ra theo cơ chế nào? - HS nghiên cứu thông tin, phát biểu - Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ trong SGK. Trả lời câu hỏi: + Bạch cầu có vai trò như thế nào đối với cơ thể? + Khi vi sinh vật như virut hay vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp hoạt động nào của bạch cầu ? + Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào? + Khi vi khuẩn hay virut thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động của tế bào bạch cầu nào ? + Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào? + Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào? + Tại sao khi ta đạp gai thì vết thương bị sưng tấy, có mủ nhưng một thời gian sau thì khỏi ? - GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức |
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên |
* Kết luận: Miễn dịch: là khả năng không mắc một số bệnh nào đó dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh. Có 2 loại miễn dịch: + Miễn dịch tự nhiên : miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch tập nhiễm + Miễn dịch nhân tạo |
4/. Củng cố, luyện tập
HĐ 3: Tổng kết, củng cố Mục tiêu: học sinh ghi nhớ nhanh các nội dung chính của bài học Phương pháp: vấn đáp Phát triển năng lực: tổng hợp Thời gian: 4’ |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt |
Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức bài học trả lời câu hỏi cuối bài Mở rộng câu hỏi |
Lắng nghe và thực hiện các yêu cầu của giáo viên |
Hãy đánh dấu X vào câu trả lời đúng 1. Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng mấy cách? a. 1b. 3 c. 2d. 4 2. Hoạt động nào là hoạt động của Lim pho B a. Tiết kháng thể vô hiệu hóa các kháng nguyên b. Thực bào bảo vệ cơ thể c. Tự tiết chất bảo vệ cơ thể. 3. Tế bào T hủy hoại tế bào cơ thể bị nhiễm bằng cách: a. Tiết men phá hủy màng b. Dùng phân tử Protein đặc hiệu c. Dùng chân giả tiêu diệt |
5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà
HĐ 5: Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài mới Mục tiêu: học sinh học bài 14, nắm được các nội dung chính của Bài 15 Phương pháp: thuyết trình Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn Thời gian: 1’ |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt |
Yêu cầu học sinh học bài 14 và đọc trước nội dung bài 15 |
Ghi lại yêu cầu củavào vở |
Học sinh học bài cũ, chuẩn bị bài mới |