BÀI 31: TRAO ĐỔI CHẤT
I/. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này, HS có khả năng
1. Kiến thức:
- Phân biệt được sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường với sự trao đổi chất ở tế bào.
- Trình bày được mối liên hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với trao đổi chất ở tế bào.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng hoạt động độc lập với SGK, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe
Trọng tâm: các biện pháp bảo vệ và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: tranh hình sơ đồ mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với trao đổi chất ở tế bào
2/. Học sinh: SGK, vở ghi
III/. PHƯƠNG PHÁP: trực quan + thuyết trình
IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2/. Kiểm tra bài cũ: quan hệ giữa máu, nước mô, bạch huyết
3/. Bài mới:
HĐ 1: Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài Mục tiêu: HS trình bày được sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp Thời gian: 10’ |
|||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung cần đạt |
|
- Yêu cầu HS quan sát H 31.1 cùng với hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi: + Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào? + Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết đóng vai trò gì trong trao đổi chất? + Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài có ý nghĩa gì? - GV: Nhờ trao đổi chất mà cơ thể và môi trường ngoài cơ thể tồn tại và phát triển, nếu không cơ thể sẽ chết. ở vật vô sinh trao đổi chất dẫn tới biến tính, huỷ hoại. - Tổng kết |
- HS quan sát kĩ H 31.1, cùng với kiến thức đã học trả lời các câu hỏi: - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung rút ra kiến thức. - Lắng nghe GV tổng kết |
I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài - Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước uống muối khoáng thông qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp đồng thời thải chất cặn bã, sản phẩm phân huỷ, CO2 từ cơ thể ra môi trường. - Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống |
|
HĐ 2: Tìm hiểu hoạt động trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong Mục tiêu: HS nêu được hoạt động trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong Phương pháp: trực quan, thuyết trình, thảo luận nhóm Phát triển năng lực: quan sát, tổng hợp Thời gian: 15’ |
|||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||
Yêu cầu HS quan sát H 31.2 và trả lời câu hỏi: + Nêu thành phần của môi trường trong cơ thể? + Máu và nước mô cung cấp gì cho tế bào? + Hoạt động sống cuả tế bào tạo ra những sản phẩm gì? + Những sản phẩm đó của tế bào và nước mô vào máu được đưa tới đâu? + Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào? - Tổng kết |
– HS dựa vào H 31.2, thảo luận nhóm và nêu được: + Môi trường trong cơ thể gồm: máu, nước mô và bạch huyết. + Máu cung cấp chất dinh dưỡng, O2 qua nước mô tới tế bào. + Hoạt động sống của tế bào tạo năng lượng, CO2, chất thải. + Sản phẩm của tế bào vào nước mô, vào máu tới hệ bài tiết (phổi, thận, da) và ra ngoài. - Nhận xét, bổ sung - Lắng nghe GV củng cố - Ghi vở |
||
Nội dung cần đạt |
|||
II.Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong - Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện: các chất dinh dưỡng và O2tiếp nhận từ máu, nước mô được tế bào sử dụng cho hoạt động sống đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong và đưa tới cơ quan bài tiết, thải ra ngoài |
|||
HĐ 3: Mối quan hệ giữa trao đổi chất Mục tiêu: Trình bày được mối liên hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với trao đổi chất ở tế bào. Phương pháp: Vấn đáp, Thuyết trình Phát triển năng lực: tự học, liên hệ thực tế Thời gian: 10’ |
||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung cần đạt |
- Yêu cầu HS quan sát lại H 31.2 + Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể biểu hiện như thế nào? + Trao đổi chất ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào? + Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở 2 cấp độ ? (Nếu trao đổi chất ở một trong hai cấp độ dừng lại thì có hậu quả gì?) - Tổng kết bài học |
- HS dựa vào H 31.2, thảo luạn nhóm và trả lời: + Biểu hiện: trao đổi của môi trường với các hệ cơ quan. - Trao đổi giữa tế bào và môi trường trong cơ thể. - Cơ thể sẽ chết nếu 1 trong 2 cấp độ dừng lại. - Vậy trao đổi chất ở 2 cấp độ có quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. |
- Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, CO2 để thải ra môi trường. - Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất với môi trường ngoài. - Hoạt động trao đổi chất ở cấp độ gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời. |
4/. Củng cố
HĐ 4: Củng cố Mục tiêu: HS ghi nhớ kiến thức trọng tâm bài học, mở rộng về một số nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi chất Phương pháp: Vấn đáp, Thuyết trình Phát triển năng lực: tự học, liên hệ thực tế |
||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung cần đạt |
- GV: Hệ thống lại kiến thức bài giảng |
Ghi lại yêu cầu của gv vào vở |
HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. |
5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà
HĐ 5: Hướng dẫn học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới Mục tiêu: HS học bài 31 và chuẩn bị bài 32: chuyển hóa Phương pháp: thuyết trình Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn Thời gian: 1’ |
||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung cần đạt |
Yêu cầu HS học bài 31 và đọc trước nội dung bài 32 |
Ghi lại yêu cầu của gv vào vở |
HS ghi nhớ kiến thức bài 31 và khái quát được nội dung bài 32 |