Giáo án Sinh học 8 bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày mới nhất

BÀI 27: TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY

I/. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học này, HS có khả năng

- Trình bày được các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong dạ dày

- Trình bày được tác dụng của các hoạt động tiêu hóa ở dạ dày

2.Kỹ năng:

- Quan sát, tổng hợp để tiếp nhận kiến thức mới

3.Thái độ:

- Ý thức bảo vệ bản thân, ăn uống nghỉ ngơi lành mạnh, hợp lí

Trọng tâm: các hoạt động của quá trình tiêu hóa diễn ra ở dạ dày

II/. CHUẨN BỊ:

1/. Giáo viên: tranh hình 27.1, 27.2, 27.3

2/. Học sinh: SGK, vở ghi

III/. PHƯƠNG PHÁP: trực quan + thuyết trình

IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/. Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2/. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày những hoạt động của quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng?

3/. Bài mới:

+ Giới thiệu bài:

70 – theo hội khoa học tiêu hóa Việt Nam, 70% dân số VN có nguy cơ bị đau dạ dày

Hàng ngày, chúng ta nạp vào cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau thông qua việc ăn uống. Qúa trình tiêu hóa ở dạ dày là một khâu quan trọng trong hệ thống tiêu hóa trong cơ thể con người. Dạ dày cũng là cơ quan phải hứng chịu rất nhiều các thương tổn nếu như chúng ta ăn uống không đúng cách, không hợp vệ sinh. Trong bài học hôm nay, cô sẽ cùng các bạn tìm hiểu những vấn đề liên quan tới hoạt động tiêu hóa ở dạ dày và cả những nguyên nhân gây nên một số bệnh làm ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày

HĐ 1: Tìm hiểu cấu tạo của dạ dày

Mục tiêu: HS trình bày được cấu tạo của dạ dày

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 10’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, mô tả hình dáng bên ngoài của dạ dày?

- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, mô tả đặc điểm cấu tạo trong của dạ dày?

- GV giới thiệu các loại tế bào nằm trong lớp niêm mạc dạ dày

- Yêu cầu HS tổng hợp nhanh kiến thức chú thích đặc điểm cấu tạo của dạ dày

- Tổng kết, khái quát chung

- Yêu cầu hs dựa vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán chức năng của dạ dày?

+ Quan sát hình vẽ, mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài

+ Quan sát hình vẽ, mô tả đặc điểm cấu tạo trong

+ Dựa vào kiến thức được cung cấp, hoàn thiện chú thích hình ảnh

+ Lắng nghe tổng kết mở rộng của GV

+ Ghi vở

1. Cấu tạo dạ dày
- Dạng túi, thắt 2 đầu, là phần phình to, rộng nhất của ống tiêu hóa.

- Dạ dày thông với thực quản qua lỗ tâm vị, thông với tá tràng qua lỗ môn vị
- Dạ dày gồm:

• Lớp màng: bao bọc bên ngoài.

• Lớp cơ (cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo): dày, khỏe

• Lớp niêm mạc: nhiều tuyến tiết dịch vị.

HĐ 2: Tìm hiểu sự tiêu hóa ở dạ dày

Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm của quá trình tiêu hóa ở dạ dày

Phương pháp: trực quan, thuyết trình, thảo luận nhóm

Phát triển năng lực: quan sát, tổng hợp

Thời gian: 15’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ, yêu cầu học sinh:

+ Dựa vào nội dung SGK trang 87 – 88 hoàn thiện nội dung bảng học tập: Các hoạt động biến đổi ở dạ dày

+ Thời gian thảo luận nhóm 10 phút

+ Chấm điểm thảo luận: nhóm nhanh nhất: trình bày kết quả trên bảng, các nhóm khác chấm theo bảng tổng hợp KQ theo thứ tự: 1=>2 => 3 => 4

- Giới thiệu thí nghiệm bữa ăn giả ở chó, hoạt động của các loại tế bào tiết chất nhày và tiết dịch vị dạ dày, hoạt động của pepsin và HCl => Kết quả thảo luận: Các hoạt động biến đổi ở dạ dày

- GV chấm kết quả của nhóm nhanh nhất, các nhóm còn lại chấm chéo

- Yêu cầu HS dựa vào nội dung kiến thức SGK trình bày thành phần dịch vị, đối tượng tác động của pepsin?

- Thảo luận nhóm

- Chú ý phần giải thích hướng dẫn của giáo viên, chấm kết quả của nhóm bạn

- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi

- Ghi vở

Nội dung cần đạt

2.Tiêu hóa ở dạ dày

 

Các hoạt động

Thành phần tham gia hoạt động

Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lí học

Sự tiết dịch vị

Tuyến vị

Hòa loãng thức ăn

Sự co bóp của dạ dày

Các lớp cơ ở dạ dày: cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo.

Đảo trộn cho thức ăn thấm đều dịch vị

Biến đổi hóa học

Hoạt động của enzim Pepsin

Enzim Pepsin trong dịch vị

Phân cắt Protein chuỗi dài thành chuỗi ngắn

Hoạt động của enzim Amilaza

Enzim amilazo trong nước bọt

Phân giải một lượng nhỏ tinh bột chín thành đường

Thành phần dịch vị: 95%: Nước; 5%: enzim pepsin, HCl, Chất nhày

       

4/. Củng cố, luyện tập

HĐ 3: Củng cố, luyện tập

Mục tiêu: HS ghi nhớ kiến thức trọng tâm bài học, mở rộng về một số nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa ở dạ dày, bệnh dạ dày

Phương pháp: Vấn đáp, Thuyết trình

Phát triển năng lực: tự học, liên hệ thực tế

Thời gian: 10’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi:

+ Hiện tượng nôn xảy ra do yếu tố nào? => Giới thiệu nguyên nhân gây kích thích khiến tâm vị mở

+ Giải thích vì sao khi nôn chúng ta cảm nhận thấy vị chua trong miệng?

+ HCl là một acid mạnh, tại sao nó không phá hủy dạ dày? => giới thiệu nguyên nhân, hậu quả của viêm loét dạ dày

- Giới thiệu một số lưu ý trong nghỉ ngơi, ăn uống để giúp dạ dày luôn khỏe mạnh

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi

Suy nghĩ, trả lời câu hỏi, lắng nghe GV mở rộng kiến thức

HS giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình tiêu hóa ở dạ dày; có ý thức tự bảo vệ sức khỏe bản thân thông qua các hoạt động: ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh, khám sức khỏe 6 tháng/lần, …

5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà

HĐ 4: Hướng dẫn học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới

Mục tiêu: HS học bài 27 và chuẩn bị bài 28: Tiêu hóa ở ruột non

Phương pháp: thuyết trình

Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn

Thời gian: 1’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Yêu cầu HS học bài 27 và đọc trước nội dung bài 28

Ghi lại yêu cầu của gv vào vở

HS ghi nhớ kiến thức bài 27 và khái quát được nội dung bài 28