Giáo án Sinh học 8 bài 4: Mô mới nhất

BÀI 4:

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm mô

- Phân biệt được các loại mô chính và chức năng của tùng loại mô

2.Kỹ năng: Khai thác sách giáo khoa, vận dụng tình huống thực tiễn vào học tập kiến thức mới

3.Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức tự giác học tập.

II. Chuẩn bị:

1/ Giáo viên: Hình vẽ, ảnh chụp của các loại mô

2/ Học sinh: vở, sgk Sinh 8.

III. Phương pháp: Đàm thoại + Trực quan + Thuyết trình.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng cơ bản của cơ thể sống?

3. Bài mới:

Mở bài: Trong tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu được thành phần cấu tạo của tế bào, và biết được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống. Con người thuộc nhóm sinh vật đa bào, nghĩa là trong cơ thể người có rất nhiều tế bào. Xét về tính tập hợp thì mô là cấp độ cao hơn tế bào. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết được khái niệm mô và phân biệt được cấu tạo, chức năng của một số loại mô cơ bản.

Hoạt động của GV

H.động của HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Khái niệm mô

Mục tiêu: Nêu được khái niệm mô

Phương pháp:Trực quan, thảo luận nhóm

Phát triển năng lực: Thuyết trình, phân tích

Thời gian: (10’)

- Treo tranh vẽ mô biểu bì, yêu cầu học sinh quan sát và mô tả những đặc điểm giống nhau của các tế bào biểu bì?

- Đại diện phát biểu, bổ sung.

- Nghe giáo viênđiều chỉnh nội dung thông tin

I. Khái niệm mô

Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, thực hiện một chức năng nhất định.

Hoạt động 2: các loại mô

Mục tiêu: Phân biệt được cấu tạo và chức năng của 4 loại mô cơ bản

Phương pháp:Trực quan

Phát triển năng lực: Thuyết trình, phân tích

Thời gian: (25’)

-Treo bảng phụ

Phân loại

Đặc điểm

Chức năng

Mô biểu bì

   

Mô liên kết

   

Mô cơ

   

Mô thần kinh

   

- Chia học sinh thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ, mỗi tổ tìm hiểu về đặc điểm và chức năng của một loại mô trong vòng 5 phút sau đó cử đại diện lên hoàn thiện bảng.

- Điều chỉnh nội dung thông tin

- Kẻ bảng vào vở

- Thảo luận nhóm, cử đại diện lên trình bày

- Nghe giáo viên bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức

II. Các loại mô

- Có 4 loại mô cơ bản: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh

- Cấu tạo và chức năng của các loại mô

Phân loại

Đặc điểm

Chức năng

Mô biểu bì

Các tế bào xếp xít nhau

Hấp thụ, bảo vệ, tiết

Mô liên kết

Tế bào nằm rải rác trong chất nền

Tạo bộ khung của cơ thể, neo giữ cơ quan, đệm

Mô cơ

Tế bào có hình dạng dài

Gồm 3 loại:

+ mô cơ vân: tb có vân ngang, nhiều nhân, nhân nằm sát màng

+ mô cơ trơn: tb không có vân ngang, một nhân

+ mô cơ tim: tb có vân ngang, nhiều nhân, nhân ở giữa tế bào

Co dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và cơ thể

Mô thần kinh

Gồm tế bào thần kinh (noron) và tế bào thần kinh đệm

Noron : thân, sợi nhánh, sợi trục

Tiếp nhậnkích thích,

dẫn truyền và xử lí thông tin, trả lời kích thích

Điều hòa phối hợp hoạt động các cơ quan

4. Hướng dẫn cho HS luyện tập những kiến thức đã tìm hiểu

Mục tiêu: HS chủ động làm các bài tập để củng cố thêm kiến thức đã học

Phương pháp: Trực quan, thuyết trình

Phát triển năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề; năng lực phân tích; năng lực thuyết trình.

Thời gian: (7’)

- Máu thuộc loại mô gì? Vì sao lại xếp máu vào loại mô đó?

- Mô xương thuộc loại mô gì? Canxi giúp xương chắc khỏe, vậy canxi tồn tại ở thành phần nào của mô xương?

- HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung

 

5. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà

Mục tiêu: Hướng dẫn hs học bài và chuẩn bị bài cho tiết học sau

Thời gian: (3’)

GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc học bài, làm bài tập ở nhà

- Ghi vào vở để thực hiện

- Học bài 4 và tìm hiểu trước nội dung bài 5.