BÀI 28: TIÊU HÓA Ở RUỘT NON
I/. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học này, HS có khả năng
- Trình bày được quá trình tiêu hoá diễn ra ở ruột non gồm:
+ Các hoạt động.
+ Cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động.
+ Tác dụng của các hoạt động.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng hoạt động độc lập với SGK, hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý bảo vệcơ quan tiêu hoá.
Trọng tâm: Trình bày được các hoạt động tiêu hoá diễn ra ở ruột non.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: tranh hình 28.1, 28.2, 28.3
2/. Học sinh: SGK, vở ghi
III/. PHƯƠNG PHÁP: trực quan + thuyết trình
IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2/. Kiểm tra bài cũ:
- Biến đổi hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
- Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hoá ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hoá tiếp?
3/. Bài mới:
HĐ 1: Tìm hiểu cấu tạo của ruột non Mục tiêu: HS trình bày được cấu tạo của ruột non Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp Thời gian: 10’ |
|||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung cần đạt |
|
+ Ruột non có cấu tạo như thế nào? + Dự đoán xem ở ruột non có hoạt động tiêu hoá nào? - Gv cho lớp thảo luận nhận xét và ghi điều dự đoán của các nhóm lên bảng. |
- HS trả lời. - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. |
I. Ruột non - Thành ruột có 4 lớp nhưng mỏng hơn dạ dày. + Lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng. + Lớp niêm mạc có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và chất nhầy. |
|
HĐ 2: Tìm hiểu sự tiêu hóa ở ruột non Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm của quá trình tiêu hóa ở dạ dày Phương pháp: trực quan, thuyết trình, thảo luận nhóm Phát triển năng lực: quan sát, tổng hợp Thời gian: 15’ |
|||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||
+ Hoàn thành nội dung bảng “các hoạt động biến đổi thức ăn ở ruột”. - Gv giúp HS hoàn thành kiến thức và yêu cầu HS so sánh với điều đã dự đoán ở mục trên xem đúng hay sai và giải thích vì sao. -GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK. + Làm thế nào để khi chúng ta ăn thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất dinh dưỡng (đường đơn, glyxêrin…) mà cơ thể có thể hấp thụ được. |
- Cá nhân tự nghiên cứu SGKghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm hoàn thành bảng kiến thức. - Đại diệnnhóm trình bày, Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung nếu cần. - HS trả lời. |
||
Nội dung cần đạt |
|||
2.Tiêu hóa ở dạ dày * Biến đổi lý học: - Gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột tiết dịch tiêu hoá giúp hoà loãng thức ăn. - Sự co bóp của ruột non thức ăn thấm đều dịch tiêu hoá * Biến đổi hoá học: |
|||
4/. Củng cố, luyện tập
HĐ 3: Củng cố, luyện tập Mục tiêu: HS ghi nhớ kiến thức trọng tâm bài học, mở rộng về một số nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa ở dạ dày, bệnh dạ dày Phương pháp: Vấn đáp, Thuyết trình Phát triển năng lực: tự học, liên hệ thực tế Thời gian: 10’ Bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất. 1. Các chất trong thức ăn được biến đổi hoàn toàn ở ruột non là: a. Prôtêin. b. Gluxit . c. Lipit . d. Cả a, b, c e.Chỉ a và b 2. Ở ruột non sự biến đổi thức ăn chủ yếu là: a. Biến đổi lí học. b. Biến đổi hoá học. c. Cả a và b. |
5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà
HĐ 4: Hướng dẫn học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới Mục tiêu: HS học bài 28 và chuẩn bị bài 29: Hấp thu dinh dưỡng và thải phân Phương pháp: thuyết trình Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn Thời gian: 1’ |
||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung cần đạt |
Yêu cầu HS học bài 28 và đọc trước nội dung bài 29 |
Ghi lại yêu cầu của gv vào vở |
HS ghi nhớ kiến thức bài 28 và khái quát được nội dung bài 29 |