Giáo án Sinh học 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu mới nhất

BÀI 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU

I/. MỤC TIÊU: sau khi học xong bài học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:

- Trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của đông máu đối với cơ thể

- Trình bày được các nguyên tắc truyền máu, cơ sở khoa học của truyền máu

2. Kỹ năng:

- Quan sát, phân tích, tổng hợp nhằm tiếp nhận kiến thức mới

3. Thái độ:

- Bảo vệ cơ thể khỏi các nguyên nhân gây mất máu

*Trọng tâm:

- Cơ chế đông máu và các nguyên tắc cần lưu ý khi truyền máu

II/. CHUẨN BỊ:

1/. Giáo viên: sơ đồ quá trình đông máu, video quá trình đông máu, sơ đồ nguyên tắc truyền máu

2/. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi

III/. PHƯƠNG PHÁP: trực quan + thuyết trình

IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/. Ổn định tổ chức: (1’) kiểm tra sĩ số, ổn định lớp

2/. Kiểm tra bài cũ: (3’) phân biệt kháng nguyên, kháng thể? Bạch cầu bảo vệ cơ thể theo những cách nào?

3/. Bài mới:

+ Giới thiệu bài mới:

Khi không may bị đứt tay, em thấy có hiện tượng gì ở vết thương? Hãy mô tả lại những sự việc em quan sát được ở vị trí đứt tay cho tới khi vết thương liền lại? (đứt tay => chảy máu => máu không chảy nữa => vết máu đông…)

Dòng máu chảy trong mạch máu cũng tương tự như dòng nước chảy trong ống nước. Nếu như ống nước bị nứt vỡ một vết nhỏ thì nước cũng ngay lập tức tràn ra ngoài. Khi mạch máu bị tổn thương, máu sẽ theo vết rách chảy đi. Nếu sự chảy này không bị kiềm chế thì sẽ dẫn tới lượng máu của cơ thể chảy hết. Tuy nhiên, ở các vết thương nhỏ, máu chỉ chảy một lát thì ngừng lại. Vậy nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó, bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu. Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu.

HĐ 1: Sự đông máu

Mục tiêu: HS trình bày được vai trò và cơ chế của sự đông máu

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 15’

Hoạt động của giáo viên

HĐ của HS

Nội dung cần đạt

+ Yêu cầu HS quan sát video sau đó thảo luận theo bàn (nhóm 2) và trả lời câu hỏi:

1. Vai trò của tiểu cầu đối với quá trình đông máu?

2. Khối máu đông gồm những gì?

3. Sự khác nhau cơ bản giữa huyết thanh và huyết tương?

GV tổng kết kiến thức

Thực hiên theo yêu cầu của GV

I. Đông máu

Đông máu là sự hình thành nên khối máu đông, là một cơ chế tự vệ chống mất máu của cơ thể

Tiểu cầu có vai trò quan trọng đối với sự đông máu: hình thành nút tiểu cầu tạm thời bịt kín miệng vết thương; giải phóng enzim tham gia hình thành tơ máu

Cơ chế đông máu:

Ảnh đính kèm

HĐ 2: Các nhóm máu ở người

Mục tiêu: Hs phân biệt được các nhóm máu ở người, trình bày được nguyên tắc truyền máu

Phương pháp: trực quan, thuyết trình, vấn đáp

Phát triển năng lực: quan sát, tổng hợp

Thời gian: 15’

Hoạt động của

giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Khi cơ thể mất đi 1/3 tổng lượng máu sẽ đối diện với nguy cơ tử vong. Để khắc phục mất máu, các bác sĩ tiến hành truyền máu. Tuy nhiên, việc cho và nhận máu có một số nguyên tắc quan trọng, không phải ai muốn cho hay muốn nhận như thế nào đều được.

Yêu cầu học sinh quan sát hình 15 SGK về thí nghiệm của Karl Landsteiner, thảo luận theo tổ và trả lời câu hỏi

1. Trong hệ máu ABO, có mấy nhóm máu? Đó là những nhóm máu nào?

2. Ở hệ máu ABO, có những loại kháng nguyên và kháng thể nào? Kháng nguyên và kháng thể này tồn tại ở đâu? Chỉ ra kháng nguyên kháng thể của từng nhóm máu?

3. Yêu cầu hs quan sát bảng 15, Thảo luận nhóm

N1: nhóm máu O cho được những nhóm máu nào, nhận được máu từ những nhóm máu nào?

N2: nhóm máu A cho được những nhóm máu nào, nhận được máu từ những nhóm máu nào?

N3: nhóm máu B cho được những nhóm máu nào, nhận được máu từ những nhóm máu nào?

N4: nhóm máu AB cho được những nhóm máu nào, nhận được máu từ những nhóm máu nào?

+ GV yêu cầu các nhóm dựa vào kết quả thảo luận, hoàn thiện sơ đồ truyền máu.

+ GV điều chỉnh đúng nội dung kiến thức

Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

II. Các nguyên tắc truyền máu

1.Các nhóm máu ở người

Ở hệ nhóm máu ABO có 4 nhóm máu chính: O, A, B, AB

+ nhóm máu O: không có kháng nguyên, có kháng thể α và β

+ nhóm máu A: Kháng nguyên A, kháng thể β

+ nhóm máu B: kháng nguyên B, kháng thể α

+ nhóm máu AB: kháng nguyên A và B, không có kháng thể

Sơ đồ nguyên tắc truyền máu

Ảnh đính kèm

HĐ 3: Nguyên tắc truyền máu

Mục tiêu: Hs nêu được các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 5’

+ Yêu cầu HS: dựa vào nôi dung các câu hỏi gợi ý SGK trang 49 -50 hãy chỉ ra các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu?

+ GV điều chỉnh đúng các nội dung kiến thức

+ Mở rộng: người nhóm máu AB trên tế bào hồng cầu có kháng nguyên A và B. người có nhóm máu O trong huyết tương có cả kháng thể α và β. Theo nguyên tắc kết hợp kháng nguyên – kháng thể thì nhóm máu AB không thể nhận máu từ nhóm máu O, vậy tại sao trong sơ đồ truyền máu, người có nhóm máu AB vẫn có thể nhận máu từ người có nhóm máu O?

Gv: truyền máu không hòa hợp: lượng ít: 250ml, tốc độ rất chậm)

Thực hiện theo yêu cầu của GV

2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu

Làm xét nghiệm máu để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và tránh nhận máu có chứa tác nhân gây bệnh

Truyền máu hòa hợp: cùng nhóm máu truyền cho nhau

Truyền máu không hòa hợp: lượng ít, tốc độ chậm

         

4/. Củng cố, luyện tập

HĐ 4: Tổng kết, củng cố

Mục tiêu: học sinh ghi nhớ các kiến thức bài học

Phương pháp: vấn đáp

Phát triển năng lực: tổng hợp

Thời gian: 5’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Yêu cầu học sinh đọc nội dung Em có biết

Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức bài học, trả lời câu hỏi cuối bài

Thực hiện theo yêu cầu của GV

Hs ghi nhớ nhanh kiến thức trọng tâm của bài học

5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà

HĐ 5: Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài mới

Mục tiêu: HS học bài cũ, chuẩn bị bài mới

Phương pháp: thuyết trình

Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn

Thời gian: 1’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Yêu cầu học sinh học bài 15, chuẩn bị trước nội dung bài 16 tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

Ghi lại yêu cầu của vào vở

HS học bài cũ, chuẩn bị bài mới