Giáo án Sinh học 8 bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn mới nhất

BÀI 18: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH. VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN

I/. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học, học sinh có khả năng

1. Kiến thức:

- Xác định được trên tranh, hình vẽ cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của tim

- Phân biệt được các loại mạch máu

- Trình bày được đặc điểm của các pha trong chu kì co dãn của tim

2. Kỹ năng:

- Quan sát, phân tích, tổng hợp và tư duy dự đoán nhằm tiếp nhận kiến thức mới

3. Thái độ: tự giác học tập

*Trọng tâm: cấu tạo của tim, đặc điểm các loại mạch máu, các pha trong chu kì tim

II/. CHUẨN BỊ:

1/. Giáo viên: tranh vẽ cấu tạo tim, cấu tạo mạch máu, chu kì co dãn của tim

2/. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi

III/. PHƯƠNG PHÁP:

IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/. Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2/. Kiểm tra bài cũ: (3’) Giáo viên kiểm tra bài cũ: trình bày hoạt động tuần hoàn máu của cơ thể?

3/. Bài mới:

+ Giới thiệu bài:

Trái tim là bộ phận hoạt động bền bỉ và chăm chỉ nhất trong cơ thể con người. Trái tim sơ khai bắt đầu những nhịp đập đầu tiên từ tuần thứ 3 của thai kì, và nó làm việc không mệt mỏi để đảm bảo sự tồn tại của cơ thể. Trái tim luôn thực hiện tốt phần công việc đối với hệ tuần hoàn và đối với toàn cơ thể là nhờ có cấu tạo và cách tim làm việc đặc biệt mà. Bài 17 sẽ giúp các em biết được những điều đặc biệt đó là gì.

HĐ 1: Cấu tạo của tim

Mục tiêu: trình bày được cấu tạo trong và hình dạng ngoài của tim

Phương pháp: trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, tổng hợp

Thời gian: 15’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

+ GV treo tranh vẽ cấu tạo ngoài và giới thiệu cấu tạo ngoài của tim: bình thường tim mỗi người to bằng khoảng nắm tay trái của người đó. tim nằm trong lồng ngực giữa hai lá phổi, đáy trên đỉnh dưới. tim là nơi xuất phát của các động mạch và tĩnh mạch

+ Yêu cầu HS quan sát video và dựa vào hình vẽ cấu tạo trong của tim SGK trả lời câu hỏi:

    1.Tim được cấu tạo từ những loại mô nào?

    2.Tim có mấy ngăn? đó là những ngăn nào?

    3.Ngăn tim nào có thành tim dày nhất, tại sao?

    4.Ngăn tim nào có thành tim mỏng nhất? tại sao?

    5.Mô tả lại vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Theo em, điều gì giúp cho máu chỉ bơm theo 1 chiều?

GV đính chính và điều chỉnh nội dung thông tin

+ Nghe giáo viên giới thiệu cấu tạo ngoài của tim

+ Quan sát tranh, video và trả lời các câu hỏi

+ Nghe giáo viên điều chỉnh nội dung thông tin

+ Ghi vở

1. Cấu tạo của tim

- Tim nằm trong lồng ngực, giữa hai lá phổi. đáy trên, đỉnh dứơi

- Tim cấu tạo từ mô cơ tim và mô liên kết

- Tim có 4 ngăn: Tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải, tâm thất trái, tâm thất phải. trong đó thành tâm thất trái dày nhất và thành tâm nhĩ phải mỏng nhất

- Các van tim giúp máu chảy theo 1 chiều

HĐ 2: Cấu tạo mạch máu

Mục tiêu: trình bày được cấu tạo mạch máu, phân biệt đặc điểm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

Phương pháp: thuyết trình , vấn đáp

Phát triển năng lực: tổng hợp

Thời gian: 10’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

+ Yêu cầu HS dựa vào hinh vẽ SGK và xác định các loại mạch máu?

+ Quan sát tranh cắt dọc mạch máu và dựa vào hình vẽ 17.2 sgk mô tả đặc điểm:

     - động mạch?

     - tĩnh mạch?

     - mao mạch?

+ Phân biệt động mạch, tính mạch?

+ GV điều chỉnh nội dung kiến thức

+ GV bổ sung thông tin phân biệt các loại mạch

+ Quan sát tranh 17.2 xác định các loại mạch của hệ mạch máu

+ Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi

+ Nghe giáo viên điều chỉnh nội dung thông tin

+ Ghi vở

Nội dung cần đạt

Mạch máu gồm 3 loại: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

 

Động mạch

Tĩnh mạch

Mao mạch

Chức năng

dẫn máu từ tim đến các cơ quan

dẫn máu từ khắp cơ thể về tim

trao đổi chất giữa máu với tế bào

Thành mạch

3 lớp: biểu bì, cơ trơn, mô liên kết

3 lớp:biểu bì, cơ trơn, mô liên kết

1 lớp: biểu bì

Cơ trơn và mô liên kết

dày hơn tĩnh mạch

+ mỏng hơn động mạch

+ có van một chiều

Khôngcó

Lòng mạch

hẹp hơn tĩnh mạch

rộng hơn động mạch

lòng mạch hẹp

HĐ 3: chu kì co dãn của tim

Mục tiêu: trình bày được các diễn biến trong chu kì co dãn của tim

Phương pháp: thuyết trình , vấn đáp, trực quan

Phát triển năng lực: tổng hợp

Thời gian: 10’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Yêu cầu học sinh dựa vào nội dung hình 17-3 sgk thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi:

    1. Một chu kì tim gồm có mấy pha?

    2. Đó là những pha nào?

    3. Mô tả đặc điểm từng pha?

    4. Một chu kì tim diễn ra trong bao nhiêu giây? mỗi tâm nhĩ (tâm thất) được nghỉ bao nhiêu giây?

GV điều chỉnh và bổ sung

+ Pha nhĩ co: thành cơ tim tâm nhĩ co, van nhĩ thất mở, máu từ tâm nhĩ dồn xuống tâm thất

+ Pha thất co (0,3s): thành cơ tâm thất co, van động mạch mở, máu từ tâm thất dồn vào động mạch (thất trái => động mạch chủ, thất trái => động mạch phổi)

+ Pha dãn chung (0,4s): thành cơ tim dãn, van nhĩ thất mở, máu từ tĩnh mạch dồn vào tâm nhĩ, máu từ tâm nhĩ dồn vào tâm thất

GV củng cố thông tin cho HS

+ Quan sát hình 17-3

+ Thảo luận theo bàn và trả lời các câu hỏi

+ Lắng nghe giáo viên điều chỉnh nội dung thông tin

+ Ghi vở

3. Chu kì co dãn của tim

Tim co dãn theo chu kì. mỗi chu kì tim diễn ra trong 0,8 giây

Chu kì co dãn của tim gồm có 3 pha:

+ Pha nhĩ co 0,1s

+ Pha thất co 0,3s

+ Pha dãn chung 0,4s

Tim làm việc 0,4s, nghỉ 0,4s nên tim có thể làm việc liên tục không mệt mỏi

           

4/. Củng cố, luyện tập

HĐ 4: Củng cố luyện tập

Mục tiêu: học sinh ghi nhớ nhanh nội dung bài học

Phương pháp: vấn đáp

Phát triển năng lực: tổng hợp

Thời gian: 3’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Yêu cầu HS đọc mục em có biết

YC Hs suy nghĩ và trả lời câu hỏi cuối bài

Suy nghĩ, tổng hợp kiến thức và trả lời câu hỏi

Có thêm thông tin mở rộng, ghi nhớ nhanh kiến thức bài học

5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà

HĐ 5: hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài

Mục tiêu: học sinh học cũ và chuẩn bị bài mới

Phương pháp: thuyết trình

Phát triển năng lực: tự học

Thời gian: 1’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Hướng dẫn học sinh học bài cũ, chuẩn bị bài mới bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ vận động

Ghi nội dung yêu cầu của gv

Hs học và ghi nhớ bài