BÀI 12: THỰC HÀNH TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I/. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương
- Biết cách băng cố định xương bị gãy
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được biểu hiện khi gãy xương và tiến hành sơ cứu
- Băng cố định xương cánh tay, xương chân bị gãy
3. Thái độ:
- Ý thức bảo vệ bản thân, vận động và vui chơi lành mạnh
- Giúp đỡ người gặp nạn
*Trọng tâm:
Biết cách nhận biết, sơ cứu, băng bó cho người bị gãy xương cánh tay
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: video về cách sơ cứu, băng bó cho người bị gãy xương
2/. Học sinh:
Mỗi nhóm 4-5 học sinh cần:
- 2 thanh nẹp dài 30 – 40cm, rộng 4 – 5 cm, dày 0,6 – 1 cm
- 1 cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 2m, rộng 4 – 5 cm
- 1 miếng vải sạch, kích thước 20 x 40 cm hoặc gạc y tế
III/. PHƯƠNG PHÁP: trực quan + thuyết trình
IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2/. Kiểm tra bài cũ: (3’) Giáo viên kiểm tra bài học
Hãy cho biết những đặc điểm tiến hóa của hệ vận động ở người so với các động vật thuộc lớp thú? Sự tiến hóa đó đem lại ưu thế gì cho con người?
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Sức khỏe là vốn quý nhất. Một sức khỏe tốt sẽ giúp chúng ta thoải mái học tập và vui chơi. Hàng ngày, cơ thể của chúng ta phải đối diện với rất nhiều các tác động môi trường có thể ảnh hưởng tới sức khỏe: khói bụi, vi sinh vật, ô nhiễm,… và, trong chính các hoạt động vận động hàng ngày: chạy nhảy, tham gia giao thông, chơi thể thao,… cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe nói chung và hệ vận động nói riêng. Một trong những hiện tượng gây nguy hiểm nhất tới hệ vận động là gãy xương. Nếu không sơ cứu đúng cách, kịp thời thì hậu quả để lại vô cũng nghiêm trọng. Trong bài học ngày hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em cách sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương nhằm giúp các em có được những kiến thức cơ bản khi sơ cứu – băng bó khi gãy xương, biết cách tự bảo vệ bản thân khi không may bị thương hoặc có thể tham gia giúp đỡ những người bị nạn khác.
HĐ 1: Nguyên nhân, cách nhận biết khi bị gãy xương và tiến hành sơ cứu Mục tiêu: học sinh biết và phòng tránh các nguyên nhân có thể dẫn tới gãy xương, nhận biết được biểu hiện khi bị gãy xương để tiến hành sơ cứu Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp Thời gian: 10’ |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt |
- Yêu cầu học sinh trình bày: + Những nguyên nhân có thể dẫn tới gãy xương ở lứa tuổi thanh thiếu niên và cách phòng tránh? + Hậu quả của gãy xương? - Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh, nhận biết biểu hiện khi bị gãy xương và vị trí gãy của xương? - Khi bị gãy xương hoặc gặp người bị gãy xương, chúng ta có nên nắn lại xương gãy hay không? Tại sao? - Tổng kết, điều chỉnh nội dung kiến thức |
Lắng nghe câu hỏi của giáo viên, quan sát hình ảnh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi Lắng nghe giáo viên nhận xét, tổng hợp kiến thức |
1. Nguyên nhân, hậu quả, phòng tránh và cách nhận biết khi gãy xương: a. Nguyên nhân: - Tai nạn giao thông - Tai nạn do thể dục thể thao - Tai nạn sinh hoạt - Tai nạn học đường b. Hậu quả : - Teo cơ, cứng khớp - Sau 4-6 tháng xương không liền phải phẫu thuật kết hợp xương, ghép xương - Viêm xương. c. Phòng tránh: - Tham gia giao thông an toàn, tuân thủ luật lệ giao thông - Thể dục thể thao lành mạnh - Sinh hoạt, học tập cẩn thận, an toàn d. Nhận biết biểu hiện của gãy xương. + Gãy xương hở: Vết phồng trên mặt da, xương bị gãy trồi ra ngoài + Gãy xương kín: - Đau: sau tai nạn, bệnh nhân rất đau, nhưng nếu chi gãy được cố định bất động thì sẽ giảm đau nhanh - Giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động của chi gãy - Sau 24 - 48h sẽ có dấu hiệu bầm tím muộn - Sốc (do đau): da tái xanh, vã mồ hôi lạnh. |
HĐ 2: Thực hành sơ cứu và băng bó Mục tiêu: học sinh nhận biết và thực hành được các thao tác sơ cứu, băng bó xương cánh tay bị gãy Phương pháp: trực quan, thuyết trình Phát triển năng lực: quan sát, thực hành Thời gian: 25’ |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt |
- Yêu cầu học sinh dựa vào nội dung sách giáo khoa, trình bày các thao tác chuẩn bị, sơ cứu người bị nạn? - Giáo viên giải thích lí do cho từng bước sơ cứu, giới thiệu các dụng cụ tiến hành sơ cứu, băng bó. - Yêu cầu học sinh quan sát video hướng dẫn băng bó hoặc quan sát giáo viên thực hiện băng bó - Yêu cầu học sinh thực hành theo từng nhóm 4 thành viên: 1 hs giả bị thương, 1 hs sơ cứu, 1 hs băng bó, 1 hs hỗ trợ - Giáo viên quản lí lớp, hỗ trợ học sinh và đánh giá thái độ học tập của học sinh |
Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của giáo viên Quan sát giáo viên thực hành Thực hành dưới sự quản lí, hướng dẫn của giáo viên |
1. Sơ cứu, băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay a. Sơ cứu: - Để nạn nhân ngồi yên - Dùng gạc, khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương - Đặt 1 nẹp gỗ vào phía dưới xương cẳng tay bị gãy (lót vải mềm, dày ở vị trí đầu xương) - Buộc cố định ở 2 đầu nẹp và 2 bên vị trí gãy a. Băng bó: - Đặt đầu ngoài cuộn băng ở phía dưới cổ tay, tay trái quay đầu cuộn băng, tay phải giữ cuộn băng ngửa lên trên - 2-3 vòng băng đầu tiên đè chặt lên nhau để giữ chặt đầu băng - Vòng lên trên theo hình xoắn ốc, vòng băng sau đè lên 2/3 vòng băng trước - Kết thúc: xé đôi đầu băng vải, buộc cố định |
4/. Củng cố, luyện tập
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thực hành Mục tiêu: học sinh trình bày sản phẩm thực hành, giáo viên tổng kết lại quy trình thực hành băng bó xương cẳng tay Phương pháp: thuyết trình, trực quan Phát triển năng lực: tự học, tự đánh giá Thời gian: 4’ |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt |
Ổn định tổ chức lớp Yêu cầu các nhóm học sinh trình bày kết quả thực hành, hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chí: đúng quy trình, đúng thao tác, băng chặt vừa đủ, đẹp. Yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay Giáo viên nhận xét đánh giá buổi học thực hành |
Lắng nghe và thực hiện các yêu cầu của giáo viên |
1. Báo cáo thực hành Mỗi học sinh làm một bài báo cáo về thực hành sơ cứu băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay. Bài báo cáo gồm 3 nội dung: 1.Chuẩn bị, 2.Quy trình thực hành (sơ cứu, băng bó) 3.Tổng kết: (trả lời câu hỏi) - Tại sao cần băng bó vết thương? - Việc cố định bằng nẹp có tác dụng gì? - Chúng ta nên làm gì sau khi sơ cứu và băng bó? |
5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà
HĐ 4: hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới Mục tiêu: học sinh nắm được các nội dung chính của Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể Phương pháp: thuyết trình Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn Thời gian: 1’ |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt |
Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung bài 13 |
Ghi lại yêu cầu của gv vào vở |
Học sinh khái quát được nội dung bài 13 |