Bài 44: Thực hành: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG
(LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO) CỦA TỦY SỐNG
I/. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các bước tiến hành thí nghiệm trên ếch
- Từ kết quả quan sát, trình bày được chức năng của tủy sống
- Trình bày được cấu tạo của tủy sống
2. Kỹ năng:
- Quan sát, phân tích, tổng hợp để tiếp nhận kiến thức mới
3. Thái độ:
- Tìm tỏi, nghiên cứu khoa học sinh học
- Bảo vệ sức khỏe
*Trọng tâm:
Chức năng, cấu tạo của tủy sống
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: dụng cụ, vật liệu thực hành, Video giới thiệu về hệ thần kinh và tủy sống
2/. Học sinh: SGK, vở ghi
III/. PHƯƠNG PHÁP: trực quan + thuyết trình
IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2/. Kiểm tra bài cũ: trình bày vai trò và đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh?
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: hệ thần kinh có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Tủy sống là một thành phần qua trọng của trung ương thần kinh. Nội dung bài học hôm nay sẽ dựa trên các kết quả thí nghiệm để giúp các em tìm hiểu cấu tạo, chức năng của tủy sống
HĐ 1: Thí nghiệm thực hành Mục tiêu: HS quan sát được các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp Thời gian: 15’ |
||||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung cần đạt |
||
+ Giới thiệu dụng cụ thực hành + Thực hành thí nghiệm 1, yêu càu hs ghi lại các kết quả quan sát + Yc Hs dự đoán kết quả thí nghiệm 2, 3. + Thực hành thí nghiệm 2, 3 để chứng minh giả thiết + Tổng kết KQ thí nghiệm |
+ Quan sát GV giới thiệu dụng cụ + Quan sát GV tiến hành thí nghiệm 1 và ghi kết quả + Dự đoán kq thí nghiệm 2, 3 + Lắng nghe GV mở rộng và chốt kiến thức + Điều chỉnh kết quả thí nghiệm |
Hs quan sát được các hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm 1, 2, 3 |
||
HĐ 2: Nghiên cứu cấu tạo của tủy sống Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm cấu tạo của tủy sống Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp Thời gian: 20’ |
||||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung cần đạt |
||
+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi lệnh + Mở rộng, tổng kết, chốt kiến thức |
+ HĐ nhóm, thảo luận trả lời lệnh + Lắng nghe GV mở rộng, tổng kết + Ghi vở |
Cấu tạo của tủy sống: + Chất xám: nằm trong, là trung khu của các phản xạ không điều kiện + Chất trắng nằm ngoài, là tập hợp các đường dẫn truyền nối các căn cứ ở túy sống với nhau và với não bộ |
||
4/. Củng cố, luyện tập
HĐ 3: Củng cố Mục tiêu: học sinh ghi nhớ nhanh nội dung bài học Phương pháp: thuyết trình, trực quan Phát triển năng lực: tự học, tự đánh giá Thời gian: 4’ |
||
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung cần đạt |
+ YC HS hoàn thiện nội dung thu hoạch, vẽ hình 44.1, 44.2 + GV củng cố toàn bài |
+ Vẽ hình, hoàn thiện bài thu hoạch + Lắng nghe GV củng cố bài học |
HS ghi nhớ nhanh nội dung trọng tâm bài học, vận dụng bài học để bảo vệ sức khỏe |
5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà
HĐ 5: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới Mục tiêu: HS khái quát được các nội dung chính của Bài 45: Dây thần kinh tủy Phương pháp: thuyết trình Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn Thời gian: 1’ |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Nội dung cần đạt |
Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung Bài 45: Dây thần kinh tủy |
Ghi lại yêu cầu của gv vào vở |
HS khái quát được nội dung Bài 45: Dây thần kinh tủy |