BÀI 6: PHẢN XẠ
I/ MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học, học sinh có khả năng
1.Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo của một nơ ron điển hình
- Phận biệt được các loại nơ ron
- Trình bày được khái niệm phản xạ, so sánh chỉ ra sự khác biệt của phản xạ và cảm ứng
- Trình bày được các thành phần của một cung phản xạ
- Lấy được ví dụ minh họa và phân tích ví dụ về một cung phản xạ điển hình
2. Kỹ năng:
- Quan sát, phân tích, tổng hợp nhằm tiếp nhận kiến thức mới
3. Thái độ: tự giác học tập
*Trọng tâm: nêu được cấu tạo và phân biệt các loại nơ ron, trình bày được khái niệm phản xạ và phân tích được thành phần của một cung phản xạ điển hình
II/. CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên: tranh vẽ nơ ron, sơ đồ cung phản xạ điển hình
2/ Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi
III/ PHƯƠNG PHÁP:
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2/ Kiểm tra bài cũ: (3’) Giáo viên kiểm tra bài học
3/ Bài mới:
+ Giới thiệu bài:
Khi giẫm phải gai, chân ta bất giác co lên; khi chạm vào nước nóng tay ta lập tức co rụt lại,… những hành động đó đều gọi chung là phản xạ. Vậy phản xạ là gì, để có được một phản xạ cần có sự tham gia của những cơ quan nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học số 6
HĐ 1: Noron thần kinh Mục tiêu: trình bày được cấu tạo và phân loại nơ ron Phương pháp: trực quan, thuyết trình Phát triển năng lực: quan sát, tổng hợp Thời gian: 20’ |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt |
Giáo viên vẽ cấu tạo nơ ron điển hình, chú thích hình ảnh và yêu cầu học sinh mô tả lại cấu tạo của nơ ron điển hình Yêu cầu HS dựa vào nội dung sgk, trình bày chức năng của nơ ron? Yêu cầu HS dựa vào sgk phân loại nơ ron? GV đính chính, điều chỉnh thông tin và nội dung ghi vở |
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên |
1. Cấu tạo nơ ron - 01 sợi trục dài (tua dài) mảnh, thường có vỏ bằng chất miêlin bọc quanh. Tua dài nối giữa trung ương thần kinh với các cơ quan. - Tận cùng có các cúc xinap nối tiếp với nơron khác - Sợi trục có bao mielin tạo nên chất trắng. |
HĐ 2: Cung phản xạ, vòng phản xạ Mục tiêu: trình bày được thành phần của một cung phản xạ điển hình Phương pháp: thuyết trình , vấn đáp Phát triển năng lực: tự học Thời gian: 10’ |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt |
Yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK trình bày khái niệm phản xạ, lấy ví dụ về phản xạ của cơ thể? GV trình bày về cung phản xạ, yêu cầu học sinh phân tích các thành phần và vai trò của từng thành phần trong một cung phản xạ |
Phản xạ: phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. Ví dụ: Thức ăn chạm vào lưỡi thì tiết nước bọt Ánh sáng chiếu vào mắt nhắm lại. Cung phản xạ: |
|
HĐ 3: Vòng phản xạ Mục tiêu: trình bày được vòng phản xạ, lấy được ví dụ về vòng phản xạ Phương pháp: thuyết trình , vấn đáp Phát triển năng lực: tự học Thời gian: 7’ |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt |
Yêu cầu học sinh dựa vào nội dung kiến thức sách giáo khoa, trình bày theo ý hiểu về quy trình diễn ra của một vòngphản xạ GV điều chỉnh và cùng cố thông tin cho HS |
Thức hiện theo yêu cầu của giáo viên |
Vòng phản xạ: vòng phản xạ là đường đi của cung phản xạ có kèm theo luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương thần kinh điều chỉnh phản xạ cho thích hợp . ð Vòng phản xạ: luồng xung thần kinh và và đường phản hồi tạo nên vòng phản xạ. |
4/. Củng cố, luyện tập
HĐ 2: Mục tiêu: học sinh ghi nhớ nhanh nội dung bài học Phương pháp: vấn đáp Phát triển năng lực: tổng kết Thời gian: 3’ |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt |
Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi cuối bài |
Thực hiện theo yêu cầu của gv |
5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà
HĐ 5: hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài Mục tiêu: học sinh học cũ và chuẩn bị bài mới Phương pháp: thuyết trình Phát triển năng lực: tự học Thời gian: 1’ |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt |
Hướng dẫn học sinh học bài cũ, chuẩn bị bài mới |
Ghi nội dung yêu cầu của gv |
Hs học và ghi nhớ bài |