Giáo án Sinh học 8 bài 41: Cấu tạo và chức năng của da mới nhất

BÀI 41: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA

I/. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

- Trình bày được thành phần cấu tạo và chức năng của da

2. Kỹ năng:

- Quan sát, phân tích, tổng hợp để tiếp nhận kiến thức mới

3. Thái độ:

- Vận dụng kiến thức thực tế vào bài học và ngược lại

*Trọng tâm:

Đặc điểm cấu tạo và các chức năng của da

II/. CHUẨN BỊ:

 1/. Giáo viên: hình ảnh cấu tạo da, video cấu tạo và chức năng của da

 2/. Học sinh: SGK, vở ghi

III/. PHƯƠNG PHÁP: trực quan + thuyết trình

IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1/. Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

 2/. Kiểm tra bài cũ: trình bày các biện pháp giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

 3/. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: vào mùa đông, khi tháo bỏ những lớp áo quần tiếp xúc trực tiếp với bề mặt da, chúng ta thường thấy những lớp vảy trắng mỏng. Theo em, đó là gì? Chúng ta sẽ cùng đi vào nội dung bài học hôm nay để hiểu rõ hơn về những lớp tế bào này

HĐ 1: Cấu tạo của da

Mục tiêu: HS trình bày được các đặc điểm cấu tạo của da

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 15’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

+ Yêu cầu Hs quan sát tranh 41, hoàn thành bài tập lệnh

+ YC HS thảo luận nhóm theo tổ: quan sát video, dựa vào nội dung SGK trình bày đặc điểm cấu tạo các lớp tế bào da

+ YC HS suy nghĩ, thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi lệnh 2

+ Tổng kết, mở rộng, chốt kiến thức

+ Quan sát hình 41, hoàn thành bài tập lệnh

+ Quan sát video, dựa vào kiến thức SGK hoàn thành yêu cầu thảo luận nhóm

+ Lắng nghe GV mở rộng và chốt kiến thức

+ Ghi vở

Nội dung cần đạt

I. Cấu tạo của da

Cấu tạo

Đặc điểm cấu tạo

Lớp biểu bì

+ Tầng sừng: tế bào chết, hóa sừng, xếp xít nhau, dễ bong chóc

+ Tầng tế bào sống: các tế bào sống có khả năng phân chia tạo tế bào mới, chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da

Lớp bì

Tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt, có các thụ quan, tuyến nhờn, tuyến mồ hôi, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu

Lớp mỡ dưới da

Chứa mỡ dự trữ

HĐ 2: Chức năng của da

Mục tiêu: HS trình bày được các chức năng cơ bản của da

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 12’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi lệnh 3

+ Mở rộng, tổng kết, chốt kiến thức

+ HĐ nhóm, thảo luận trả lời lệnh 3

+ Lắng nghe GV mở rộng, tổng kết

+ Ghi vở

II.Chức năng của da

+ Bảo vệ cơ thể chống nhân tố gây hại từ môi trường

+ Điều hòa thân nhiệt

+ Nhận biết kích thích từ môi trường

+ Bài tiết

+ Tạo vẻ đẹp cho con người

       

4/. Củng cố, luyện tập

HĐ 3: Củng cố

Mục tiêu: học sinh ghi nhớ nhanh nội dung bài học

Phương pháp: thuyết trình, trực quan

Phát triển năng lực: tự học, tự đánh giá

Thời gian: 4’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+ YC HS hoàn thiện đặc điểm cấu trúc da trên tranh câm

+ YC hs chỉ ra các thành phần cấu trúc da có vai trò chính thực hiện từng chức năng của da

+ YC HS đọc nội dung ghi nhớ, em có biết

+ YC HS trả lời câu hỏi cuối bài

+ GV củng cố toàn bài

+ Hoàn thiện chú thích tranh

+ Suy nghĩ , vận dụng, trả lời câu hỏi

+ Đọc nội dung ghi nhớ, em có biết

+ Trả lời câu hỏi cuối bài

+ Lắng nghe GV củng cố bài học

HS ghi nhớ nhanh nội dung trọng tâm bài học

5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà

HĐ 4: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới

Mục tiêu: HS khái quát được các nội dung chính của bài 42. Vệ sinh da

Phương pháp: thuyết trình

Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn

Thời gian: 1’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung bài 42. Vệ sinh da

Ghi lại yêu cầu của gv vào vở

Học sinh khái quát được nội dung bài 42. Vệ sinh da