Giáo án Sinh học 8 bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp mới nhất

BÀI 20: HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP

I/. MỤC TIÊU:

     1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học này, HS có khả năng

     - Trình bày được khái niệm, vai trò của hô hấp

     - Nêu được đặc điểm các giai đoạn của quá trình hô hấp

     - Nêu được các cơ quan trong hệ hô hấp và vai trò của chúng

     2. Kỹ năng:

      - Quan sát, tổng hợp để tiếp nhận kiến thức mới

     3. Thái độ:

     - Ý thức bảo vệ bản thân, bảo vệ các cơ quan hô hấp

Trọng tâm: Vai trò của hô hấp, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ hô hấp

II/. CHUẨN BỊ:

1/. Giáo viên: sơ đồ các giai đoạn chủ yếu trong quá trình hô hấp, cấu tạo tổng thể hệ hô hấp người, cấu tạo và hình dạng phế nang

2/. Học sinh: SGK, vở ghi

III/. PHƯƠNG PHÁP: trực quan + thuyết trình

IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/. Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2/. Kiểm tra bài cũ: (3’) Giáo viên kiểm tra bài học cũ

Trình bày đường đi và đặc điểm của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ?

3/. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Trong vòng tuần hoàn nhỏ, máu thực hiện chức năng vận chuyển khí O2 từ phổi tới các tế bào rồi lại nhận khí CO2 từ các tế bào để vận chuyển đến phổi.

Vậy có phải bản thân phổi sinh ra khí O2 và phổi cũng chính là nơi hấp thu khí CO2?

O2 được lấy từ môi trường ngoài vào cơ thể và CO2 được cơ thể thải lại môi trường. Hệ cơ quan thưc hiện nhiệm vụ trao đổi CO2, O2 giữa cơ thể và môi trường là hệ hô hấp

HĐ 1: Khái niệm hô hấp

Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm, vai trò và các giai đoạn của quá trình hô hấp

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 10’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

- Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã biết trả lời các câu hỏi:

+ Hô hấp là gì?

+ Hô hấp có tác dụng gì?

- Yêu cầu HS dựa vào hình 20.1 hãy chỉ ra các giai đoạn của quá trình hô hấp?

- Tổng kết, khái quát chung, mở rộng thông tin về các giai đoạn của quá trình hô hấp

+ Suy nghĩ, trả lời câu hỏi

+ Quan sát tranh, trả lời câu hỏi

+ bổ sung ý kiến xây dựng bài

+ Lắng nghe tổng kết mở rộng của GV

+ Ghi vở

I. Khái niệm hô hấp

Hô hấp: là quá trình liên tục cung cấp O2 và loại bỏ CO2 cho các tế bào của cơ thể

Vai trò:

+ Cung cấp O2 để thực hiện các phản ứng tạo năng lượng cho các HĐ sống

+ Loại bỏ CO2 để tránh gây độc cho tế bào và cơ thể

Các giai đoạn:

+ Sự thở (thông khí ở phổi)

+ Sự trao đổi khí ở phổi

+ Trao đổi khí ở tế bào

HĐ 2: Các cơ quan trong hệ hô hấp ở người và chức năng

Mục tiêu: HS xác định được các cơ quan trong hệ hô hấp, chức năng của chúng

Phương pháp: trực quan, thuyết trình

Phát triển năng lực: quan sát, tổng hợp

Thời gian: 25’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

+ Treo tranh 20.2, 20.3 yêu cầu học sinh chỉ ra các cơ quan của hệ hô hấp

+ Yêu cầu học sinh dựa theo nội dung bảng 20 và kiến thức thực tế, chỉ ra các đặc điểm của từng cơ quan hô hấp

+ Yêu cầu HS dựa vào đặc điểm dự đoán chức năng của các cơ quan hô hấp

+ Tổng kết, mở rộng thông tin về đặc điểm và chức năng của các cơ quan hô hấp

+ Quan sát tranh, kể tên các cơ quan của hệ hô hấp

+ Nêu đặc điểm của các cơ quan

+ Dự đoán vai trò của các cơ quan

+ Lắng nghe giáo viên tổng kết, mở rộng

+ Ghi vở

Nội dung cần đạt

Tên cơ quan

Đặc điểm

Chức năng

Đường dẫn khí

Mũi

Nhiều lông mũi

Cản bụi

Lớp niêm mạc tiết chất nhày

Cản bụi, làm ẩm không khí

Hệ thống mao mạch dày đặc

Làm ấm không khí

Họng

Tuyến amidan, tuyến V.A chứa tb limpho

Tiết kháng thể vô hiệu hóa tác nhân gây bệnh

Thanh quản

Nắp thanh quản cử động được

Đậy kín khi nuốt giúp thức ăn không lọt vào đường hô hấp

Khí quản

Gồm 15-20 vòng sụn khuyết

Hình thành đường dấn khí

Lớp niêm mạc tiết nhày

Làm ẩm không khí

Các lông rung

Quét bụi khỏi khí quản

Phế quản

Có các vòng sụn

Nơi tiếp xúc với phế nang có các thớ cơ

Hình thành đường dẫn khí

2 lá phổi

Lá trái có 2 thùy

Lá phải có 3 thùy

Giữa lớp màng ngoài và màng trong là khoang màng phổi luôn có P âm hoặc bằng 0

+ co dãn phổi khi hô hấp

+ giúp tim bơm máu lên phổi

+ giúp máu từ tĩnh mạch về tim

Nhiều phế nang với hệ thống mao mạch dày đặc

Tăng diện tích và hiệu suất trao đổi khí ở phổi

       

4/. Củng cố, luyện tập

HĐ 3: Củng cố, luyện tập

Mục tiêu: HS ghi nhớ kiến thức trọng tâm bài học

Phương pháp: Vấn đáp

Phát triển năng lực: tự học, tự đánh giá

Thời gian: 4’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 3 SGK trang 67

Suy nghĩ, trả lời

3-5p ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu thông nhưng hoạt động tuần hoàn vẫn diễn ra, sau một thời gian lượng O2 trong phổi không đủ để khuếch tán vào máu.

5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà

HĐ 4: hướng dẫn học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới

Mục tiêu: HS học bài 20 và chuẩn bị bài 2: Hoạt động hô hấp

Phương pháp: thuyết trình

Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn

Thời gian: 1’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung bài 21

Ghi lại yêu cầu của gv vào vở

Học sinh khái quát được nội dung bài 21