Giáo án Sinh học 8 bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng mới nhất

BÀI 25: TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được các hoạt động tiêu hoá diễn ra trong khoang miệng.

- Trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng nghiên cứu thông tin tranh hình phát hiện kiến thức.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn răng miệng.

- Ý thức trong khi ăn không cười đùa.

Trọng tâm: Các hoạt động tiêu hoá thức ăn diễn ra trong khoang miệng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh phóng to hình 25.1, 25.2, 25,3.

- HS kẻ bảng 25 vào vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra:

- Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào? Hoạt động nào là quan trọng?

3. Bài mới:

- Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ. GV hỏi tiếp: Hoạt động ăn bắt đầu từ đâu? Và diễn ra như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh 

Nội dung

Hoạt động 1

GV chiếu hình 25.1chưa điền chú thích, yêu cầu HS quan sát và liên hệ thực tế trên cơ thể để trả lời:

+ Nêu cấu tạo của khoang miệng?

- Sau đó GV chiếu hình 25.1 vớicác chú thích, phân tích cho HS thấy được cấu tạo và chức năng của từng cơ quan:

+ Răng cách bảo vệ răng miệng.

+ Tuyến nước bọt.

+ Lưỡi.

-Khi thức ăn vào miệng sẽ có những hoạt động nào xảy ra?

+ Trong các hoạt động vừa nêu hoạt động nào thuộc về biến đổi lý học, hoạt động nào thuộc về biến đổi hoá học?

+ Hoàn thành bảng 25 trang 82 SGK.

Biến đổi thức ăn ở khoang miệng

Các hoạt động tham gia

Các thành phần thực hiện

Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lí học

- Tiết nước bọt

- Nhai

- Đảo trộn thức ăn

- Tạo viên thức ăn

- Các tuyến nước bọt

- Răng

- Răng, lưỡi, các cơ môi và má

- Răng, lưỡi, các cơ môi và má

- Làm ướt và mềm thức ăn

- Làm mềm và nhuyễn thức ăn

- Làm thức ăn thấm đẫm nước bọt

- Tạo viên thức ăn vừa nuốt

Biến đổi hóa học

Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt

Enzim amilaza

Biến đổi 1 phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường mantozơ

 

- GV chiếu hình 25.2, phân tích thông tin trong hình, giới thiệu enzim, cho HS giải thích câu hỏi:

+ Khi nhai cơm, bánh mì lâu trong miệng cảm thấy ngọt, vì sao?

+ Tại sao cần phải nhai kỹ thức ăn?

Lưu ý: khoang miệng chỉ có 1 phần tinh bột chín được biến đổi, còn các loại thức ăn khác như: Prôtêin,Lipít, Gluxít khác không được biến đổi cần được tiêu hoá tiếp ở các phần sau.

- HS quan sát hình 25-1 SGK trang 81, trả lời.

- HS trả lời.

- Thảo luận nhóm (3phút).

Đại diện nhóm lên viết trên bảng.

+ Tinh bột trong cơm dưới tác dụng của enzim amilaza biến đổi thành đường mantôzơ t/đ lên gai vị giác lưỡi ngọt

+ Tạo điều kiện để thức ăn ngấm dịch trong nước bọt.

I. Tiêu hoá ở khoang miệng

Hoạt động 2

- GV chiếu hình 25.3 giới thiệu hình, yêu cầu HS quan sát.

+ Lưu ý HS: chú ý vị trí nắp thanh quản, Khẩu cái mềm, viên thức ăn qua thực quản.

+ Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có thể tác dụng gì?

+ Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?

Sau mỗi câu hỏi GV gọi HS trả lời, nhận xét, ghi bảng.

+ Thức ăn qua thực quản có được biến đổi về mặt lý học và hoá học không?

+ Tại sao khi ăn uống không được cười đùa?

+ Tại sao trước khi đi ngủ không nên ăn kẹo đường?

- HS quan sát.

 - HS tự đọc SGK và quan sát 2 tranh hình, trả lời.

 - HS khác theo dõi và bổ sung.

 - HS vận dụng kiến thức tự trả lời.

II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

- Nhờ hoạt động của lưỡi thức ăn được đẩy xuống thực quản.

- Thức ăn qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản.

4. Củng cố:

- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ.

- Quá trình tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng diễn ra như thế nào?

- Giải thích câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu”.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết”.

- Đọc trước bài 26.