Giáo án Sinh học 8 bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai mới nhất

BÀI 62: THỤ TINH, THỤ THAI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI

       I/. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học, HS có khả năng:

                     1. Kiến thức:

- Nêu rõ được những điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai trên cơ sở hiểu rõ các khái niệm về thụ tinh và thụ thai.

- Trình bày được sự nuôi dưỡng thai và các điều kiện đảm bảo thai nhi phát triển tốt

- Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt và có ý thức giữ gìn vệ sinh cẩn thận trong những ngày hành kinh.

2. Kỹ năng:

- Quan sát, phân tích, tổng hợp để tiếp nhận kiến thức mới

3. Thái độ:

- Ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản.

*Trọng tâm:

Đặc điểm của quá trình thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai nhi

Chu kì kinh nguyệt, giữ gìn vệ sinh trong những ngày diễn ra hành kinh

      II/. CHUẨN BỊ:

         1/. Giáo viên: tranh 62.1 – 62.3

         2/. Học sinh: SGK, vở ghi

     III/. PHƯƠNG PHÁP: trực quan + thuyết trình

     IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

       1/. Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

       2/. Kiểm tra bài cũ:Trình bày đặc điểm cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ? Trình bày đặc điểm của trứng, tinh trùng?

       3/. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: một em bé được tạo ra như thế nào, có phải con cò đưa các em tới với bố mẹ như chúng ta thường được nghe? Tại sao mỗi tháng các bạn nữ sẽ có kì đèn đỏ và các bạn nam đặc biệt tránh gây kích động cho phái yếu vào những ngày này? Chúng ta sẽ cùng đi tìm cách giải thích cho những vấn đề trên trong bài học hôm nay.

HĐ 1: Những điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai

Mục tiêu: Hs trình bày được những điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 15’

Hoạt động của GV

HĐ của HS

Nội dung cần đạt

YC HS quan sát video về quá trình thụ tinh, thụ thai và nội dung mục I SGK trả lời câu hỏi:

+ Quá trình thụ tinh xảy ra khi nào? điều kiện cần để diễn ra quá trình thụ tinh là gì?

+ Quá trình thụ thai xảy ra khi nào? điều kiện cần để diễn ra quá trình thụ thai là gì?

GV khái quát lại các nội dung cần ghi nhớ

Tổng kết, chốt kiến thức

- Quan sát video, đọc nội dung SGK, trả lời câu hỏi

- Lắng nghe và quan sát tranh khi GV khái quát thông tin cơ bản

- Ghi vở

Thụ tinh: trứng chín gặp tinh trùng và tinh trùng lọt được vào trứng

Thụ thai: trứng đã thụ tinh bám và làm tổ được trong lớp niêm mạc tử cung

HĐ 2: Sự nuôi dưỡng thai khi mang thai

Mục tiêu: Hs trình bày được cơ chế phát triển của thai trong cơ thể mẹ, những điều kiện cần để thai nhi phát triển khỏe mạnh

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 10’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Yêu cầu HS dựa vào thông tin mục II và thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi:

+ Mối liên hệ giữa mẹ và thai nhi được thực hiện theo những cơ chế nào?

+ Sức khỏe của mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

+ Cần những lưu ý nào khi chăm sóc phụ nữ có thai?

YC HS đại diện nhóm trình bày KQ thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung?

Tổng kết, chốt kiến thức

Đọc nội dung SGK, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

Lắng nghe GV tổng kết, chốt kiến thức.

Ghi vở.

Nhau thai giúp thai trao đổi chất với cơ thể mẹ

Sức khỏe của thai, sự phát triển của thai tùy thuộc vào sức khỏe người mẹ => chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú; tránh sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ.

HĐ 3: Tìm hiểu và giải thích về hiện tượng kinh nguyệt

Mục tiêu: Hs trình bày được cơ chế của hiện tượng kinh nguyệt, biện pháp bảo vệ sức khỏe kinh nguyệt trong những ngày kinh nguyệt

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 10’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Yêu cầu HS dựa vào thông tin mục III và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng kinh nguyệt?

+ Biện pháp giữ vệ sinh thời kì kinh nguyệt.

YC HS đại diện nhóm trình bày KQ thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung?

Tổng kết, chốt kiến thức

Đọc nội dung SGK, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

Lắng nghe GV tổng kết, chốt kiến thức.

Ghi vở.

Trứng rụng, lớp niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng làm tổ.

Trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc bong ra, tạo nên các biến đổi => hiện tượng kinh nguyệt

         

4/. Củng cố, luyện tập

HĐ 4: Củng cố

Mục tiêu: học sinh ghi nhớ nhanh nội dung bài học

Phương pháp: thuyết trình, trực quan

Phát triển năng lực: tự học, tự đánh giá

Thời gian: 4’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+ YC HS đọc nội dung ghi nhớ, em có biết

+ YC HS trả lời câu hỏi cuối bài

+ GV củng cố toàn bài

+ Đọc nội dung ghi nhớ, em có biết

+ Trả lời câu hỏi cuối bài

+ Lắng nghe GV củng cố bài học

HS ghi nhớ nhanh nội dung trọng tâm bài học, vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống

5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà

HĐ 5: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới

Mục tiêu: HS khái quát được nội dung bài 63. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn

Thời gian: 1’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

YC học sinh đọc ND bài 63. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

Ghi lại yêu cầu của gv vào vở

Học sinh khái quát được nội dung 63. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai