Giáo án Sinh học 8 bài 26: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt mới nhất

BÀI 26: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT

I/. MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài học, học sinh có khả năng

    1.Kiến thức:

     - Biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện đảm bảo cho enzim hoạt động

    2. Kỹ năng:

     - Thực hành làm thí nghiệm sinh học

     - Biết cách rút ra kết luận từ kết quả thực nghiệm

    3. Thái độ:

     - Tự học có hướng dẫn, tích cực tìm tòi, tiếp nhận kiến thức mới

     *Trọng tâm:

-    - Biết cách làm thí nghiệm sinh học và rút ra kết luận từ kết quả thực nghiệm

II/. CHUẨN BỊ:

1/. GV:

Video hướng dẫn thực hành tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt

2/. HS: đọc trước nội dung tiến trình thực hành

III/. PHƯƠNG PHÁP: trực quan + thuyết trình

IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/. Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2/. Kiểm tra bài cũ: (3’) Giáo viên kiểm tra bài học

Những biến đổi của thức ăn xảy ra ở khoang miệng?

3/. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Amilase là enzim có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Bài thực hành sẽ giúp các em tìm hiểu rõ hơn về hoạt động của amilase trong quá trình tiêu hóa

HĐ 1: Chuẩn bị thí nghiệm

Mục tiêu: học sinh biết cách chuẩn bị và xác định các bước tiến hành thí nghiệm

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 10’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

- Chuẩn bị trước các vật liệu dùng để thực hành

- Yêu cầu học sinh dựa vào nội dung SGK xác định dụng cụ và vật liệu tiến hành thí nghiệm,

- Giới thiệu các loại dụng cụ thực hành với HS

- Yêu cầu mỗi nhóm tự lên lấy các dụng cụ thực hành cho nhóm mình

Trả lời câu hỏi

Quan sát gv giới thiệu các dụng cụ thực hành

Chuẩn bị dụng cụ thực hành

1. Chuẩn bị

a. Dụng cụ:

- 12 ống nghiệm

- 2 giá để ống nghiệm

- 2 đèn cồn, giá đun

- Ống đong

- Giấy đo pH

- 2 phễu nhỏ, bông lọc

- 1 bình thủy tinh, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cặp ống nghiệm, mayso đun nước

b. Vật liệu:

- Nước bọt hòa loãng 25%

- Hồ tinh bột 1%

- DD HCl 2%

- DD iot 1%, thuốc thử Strome

HĐ 2: Tiến hành thí nghiệm

Mục tiêu: học sinh nhận biết cách tiến hành thí nghiệm khoa học sinh học

Phương pháp: trực quan, thuyết trình

Phát triển năng lực: quan sát, thực hành

Thời gian: 15’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

- Hướng dẫn học sinh thực hành theo từng bước trong quy trình thực hành

- HD học sinh cách ghi và đọc KQ thí nghiệm

Lắng nghe, quan sát GV thực hành và làm theo HD

1.Tiến hành thí nghiệm

Bước 1: chuẩn bị ống nghiệm

+ ống A: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã

+ ống B: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt

+ ống C: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đun sôi

+ ống D: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt + vài giọt HCl

Bước 2: đo pH của từng ống nghiệm, ghi kết quả vào bảng

Bước 3: Chia đôi dd ở mỗi ống nghiệm lớn vào 2 ống nghiệm nhỏ

+ Lô 1: ống A1, B1, C1, D1: thêm vài giọt dd iot

+ Lô 2: ống A2, B2, C2, D2: thêm vài giọt đ strome, đun sôi trên ngọn lửa đèn cồn

Quan sát sự thay đổi màu sắc, ghi KQ vào bảng

HĐ 3: Thu hoạch

Mục tiêu: HS ghi nhớ các bước tiến hành và giải thích được kết quả thí nghiệm

Phương pháp: trực quan, thuyết trình

Phát triển năng lực: quan sát, thực hành

Thời gian: 10’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi nội dung Thu hoạch trong SGK

Mở rộng, củng cố kiến thức bài học

Suy nghĩ, trả lời câu hỏi

Lắng nghe GV tổng kết nhận xét

HS ghi nhớ vai trò phân giải tinh bột thành đường của enzim amilase có trong nước bọt, các đk để enzim hoạt động

             

4/. Củng cố, luyện tập

HĐ 4: Báo cáo kết quả thực hành

Mục tiêu: học sinh ghi nhớ các bước tiến hành thực hành tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt

Phương pháp: thuyết trình, trực quan

Phát triển năng lực: tự học, tự đánh giá

Thời gian: 4’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Ổn định tổ chức lớp

Yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình sơ cứu nạn nhân bị gián đoạn hô hấp, các phương pháp HHNT

Giáo viên nhận xét đánh giá buổi học thực hành

Lắng nghe và thực hiện các yêu cầu của giáo viên

Báo cáo thực hành

Mỗi học sinh làm một bài báo cáo về thực hành hô hấp nhân tạo. Bài báo cáo gồm 3 nội dung:

    1.Chuẩn bị,

    2.Tiến trình thực hành

    3.Tổng kết:

Giải thích kết quả thí nghiệm, trình bày vai trò của amilase, đk để amilase hoạt động

5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà

HĐ 5: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới

Mục tiêu: học sinh nắm được các nội dung chính của Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

Phương pháp: thuyết trình

Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn

Thời gian: 1’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung bài 27

Ghi lại yêu cầu của gv vào vở

Học sinh khái quát được nội dung bài 27