BÀI 21: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
I/. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi
- Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào
2. Kỹ năng:
- Quan sát, phân tích và tổng hợp để tiếp nhận kiến thức mới
3. Thái độ:
- Tích cực học tập, vận dụng kiến thức thực tiễn vào giải quyết vấn đề và vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống
*Trọng tâm:
Cơ chế thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và tế bào
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: video hoạt động hô hấp, tranh vẽ quá sự thay đổi thể tích lồng ngực và phổi khi hít vào, thở ra
2/. Học sinh: SGK, vở ghi
III/. PHƯƠNG PHÁP: trực quan + thuyết trình
IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2/. Kiểm tra bài cũ: (3’) Giáo viên kiểm tra bài học
Hô hấp gồm những giai đoạn nào? Mối liên hệ giữa các giai đoạn đó là gì?
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: sự thông khí và trao đổi khí ở phổi diễn ra như thế nào? bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi đó?
HĐ 1: Tìm hiểu cơ chế thông khí ở phổi Mục tiêu: học sinh trình bày được những đặc điểm trong cơ chế thông khí ở phổi Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp Thời gian: 15’ |
||||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt |
||
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình 21-1 và nhận xét: Những thay đổi của lồng ngực khi hít vào, thở ra? Những thay đổi đó là do những nguyên nhân nào? + Yêu cầu HS quan sát hình 21-2 và trả lời câu hỏi: Dung tích sống là gì? Chúng ta có bao giờ thở ra hết toàn bộ lượng khí hít vào hay không? Tại sao? + Củng cố, mở rộng thông tin |
+ Quan sát hình 21-1, trả lời câu hỏi + Quan sát hình 21-2 trả lời câu hỏi + Nghe GV đính chính, mở rộng, bổ sung, củng cố thông tin + Ghi vở |
I. Thông khí ở phổi: Mục đích: liên tục cung cấp khí O2 và loại thải khí CO2 cho cơ thể 1 cử động hô hấp = 1 lần hít vào – thở ra Nhịp hô hấp: số lần hít – thở trong 1 phút Cơ chế: nhờ hoạt động của lồng ngực và cơ hô hấp |
||
HĐ 2: Trao đổi khí ở phổi và tế bào Mục tiêu: học sinh trình bày được cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và tế bào Phương pháp: trực quan, thuyết trình Phát triển năng lực: quan sát, thực hành Thời gian: 20’ |
||||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt |
||
Yêu cầu HS suy nghĩ, dự đoán: Khi hít vào (thở ra), chúng ta hít vào (thở ra) những loại khí nào? Yêu cầu HS quan sát bảng 21 và cho nhận xét về thành phần không khí khi hít vào, thở ra? Nguyên nhân nào tạo nên sự chênh lệch đó? Củng cố, mở rộng, bổ sung thông tin |
+ Suy nghĩ, dự đoán + Lắng nghe GV mở rộng, củng cố + Ghi vở |
Trao đổi khí ở phổi: + Ở phế nang: [O2] cao, [CO2] thấp + Ở máu mao mạch: [O2] thấp, [CO2] cao Theo cơ chế khuếch tán: O2 đi từ phế nang vào mao mạch, CO2 đi từ mao mạch vào phế nang Trao đổi khí ở tế bào: + Ở máu mao mạch: [O2] cao, [CO2] thấp + Ở tế bào: [O2] thấp, [CO2] cao Theo cơ chế khuếch tán: O2 đi từ mao mạch vào tế bào, CO2 đi từ tế bào vào mao mạch |
||
4/. Củng cố, luyện tập
HĐ 3: Tổng kết, củng cố Mục tiêu: học sinh củng cố nhanh nội dung bài học và ghi nhớ kiến thức trọng tâm Phương pháp: thuyết trình, trực quan Phát triển năng lực: tự học, tự đánh giá Thời gian: 5’ |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt |
+ Yêu cầu HS đọc nội dung em có biết, nội dung ghi nhớ + Yêu cầu HS dựa vào nội dung bài học trả lời nhanh câu hỏi SGK |
+ Đọc nội dung ghi nhớ + Đọc nội dung em có biết + Trả lời nội dung câu hỏi |
HS ghi nhớ nội dung bài học |
5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà
HĐ 4: hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới Mục tiêu: học sinh nắm được các nội dung chính của Bài 22: Vệ sinh hô hấp Phương pháp: thuyết trình Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn Thời gian: 1’ |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cần đạt |
Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung bài 22 |
Ghi lại yêu cầu của gv vào vở |
Học sinh khái quát được nội dung bài 22 |