Giáo án Sinh học 8 bài 49: Cơ quan phân tích thị giác mới nhất

BÀI 49: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC

I/. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

- Xác định được thành phần của cơ quan phân tích, trình bày ý nghĩa của cơ quan phân tích với cơ thể

- Mô tả được các thành phần chính của cơ quan phân tích thị giác

- Giải thích được cơ chế điều tiết của măt

2. Kỹ năng:

- Quan sát, phân tích, tổng hợp để tiếp nhận kiến thức mới

3. Thái độ:

- Vận dụng kiến thức thực tế vào bài học và có ý thức bảo vệ mắt

*Trọng tâm:

Đặc điểm, chức năng của cơ quan phân tích thị giác

II/. CHUẨN BỊ:

  1/. Giáo viên: hình ảnh SGK phóng to 49.1, 49.2, 49.3; mô hình cấu tạo về mắt

  2/. Học sinh: SGK, vở ghi

III/. PHƯƠNG PHÁP: trực quan + thuyết trình

IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

  1/. Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

  2/. Kiểm tra bài cũ: trình bày cấu tạo hệ thần kinh dinh dưỡng

  3/. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Cung phản xạ gồm những thành phần nào? cơ quan phân tích thị giác có nhiệm vụ nào trong một cung phản xạ hình ảnh. Trong bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này

HĐ 1: Cơ quan phân tích

Mục tiờu: Hs xác định được thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích, phân biệt được cơ quan thụ cảm với cơ quan phân tích.

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phỏt triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 10’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS nghiên cưú TT SGK trả lời câu hỏi:

+ Một cơ quan phân tích gồm những thành phần nào?

+ ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể?

+ Phân biệt cơ quan thụ cảm với cơ quan phân tích?

- GV lưu ý HS: cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích tác động lên cơ thể – là khâu đầu tiên của cơ quan phân tích.

- GV chốt lại kiến thức.

- HS tự thu nhận thông tin và trả lời câu hỏi.

- Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung.

- HS rút ra kết luận.

- Lắng nghe GV mở rộng, tổng kết

- Ghi vở

Nội dung cần đạt

- Cơ quan phân tích gồm:

+ Cơ quan thụ cảm.

+ Dây thần kinh

+ Bộ phận phân tích; trung ương (vùng thần kinh ở đại não).

- Ý nghĩa: Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường.

HĐ 2: Cơ quan phân tích thị giỏc

Mục tiờu: Hs xác định được thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác, mô tả được cấu tạo cầu mắt và màng lưới ; trình bày được quá trình thu nhận ảnh của cơ quan phân tích thị giác.

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phỏt triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 25’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

- Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào?

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu cấu tạo cầu mắt ở hình 49.1, 49.2 và mô hình -> làm bài tập điền từ tr 156.

- GV chốt lại đáp án đúng:

+ Cơ vận động mắt.

+ Màng cứng

+ Màng mạch

+ Màng lưới

+ Tế bào thụ cảm thị giác.

- GV treo tranh 49.2 gọi HS lên trình bày cấu tạo cầu mắt.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 49.3, nghiên cứu thông tin -> nêu cấu tạo của màng lưới.

- GV hướng dẫn HS quan sát sự khác nhau tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với thần kinh thị giác.

- GV cho HS giải thích một số hiện tượng:

+ Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?

+ Vì sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật?

- GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm về quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội tụ.

+ Vai trò của thể thuỷ tinh trong cầu mắt?

+ Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới?

- HS dựa vào kiến thức mục 1 để trả lời.

- HS quan sát kỹ hình từ ngoài vào trong -> ghi nhớ cấu tạo cầu mắt.

- Thảo luận nhóm để hoàn chỉnh bài tập.

- Đại diện nhóm đọc đáp án, các nhóm khác bổ sung.

- HS trình bày cấu tạo trên tranh, lớp bổ sung.

- HS quan sát hình kết hợp đọc TT - > trả lời câu hỏi.

- 1 – 2 HS trình bày, lớp bổ sung.

- HS tự rút ra kết luận

- HS nêu được:

+ Điểm vàng mỗi chi tiết ảnh được 1 tế bào nón tiếp nhận và truyền về não qua 1 tế bào thần kinh.

+ Vùng ngoại vi: Nhiều tế bào nón và que liên hệ với 1 tế bào thần kinh.

- HS theo dõi kết quả thí nghiệm đọc kỹ thông tin -> rút ra kết luận về vai trò của thể thuỷ tinh và sự tạo ảnh.

- Một vài HS phát biểu lớp bổ sung hoàn thiện kiến thức.

- KL chung: HS đọc KL SGK.

- Cơ quan phân tích thị giác:

+ Cơ quan thụ cảm thị giác.

+ Dây thần kinh thị giác.

+ Vùng thị giác (ở thuỳ chẩm).

a. Cấu tạo cầu mắt.

* Cấu tạo cầu mắt gồm:

- Màng bọc:

+ Màng cứng: Phía trước là màng giác.

+ Màng mạch: Phía trước là lòng đen.

+ Màng lưới:

. Tế bào nón.

. Tế bào que.

- Môi trường trong suốt:

+ Thuỷ dịch.

+ Thể thuỷ tinh.

+ Dịch thuỷ tinh.

b. Cấu tạo của màng lưới:

- Màng lưới (tế bào thụ cảm):

+ Tế bào nón: Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

+ Tế bào que: Tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

- Điểm vàng: Là nơi tập trung tế bào nón.

- Điểm mù: Không có tế bào thụ cảm thị giác.

c. Sự tạo ảnh ở màng lưới.

- Thể thuỷ tinh: điều tiết để nhìn rõ vật.

- Ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ lộn ngược -> kích thích tế bào thụ cảm -> dây thần kinh thị giác -> vùng thị giác.

       

4/. Củng cố, luyện tập

HĐ 3: Củng cố

Mục tiêu: học sinh ghi nhớ nhanh nội dung bài học

Phương pháp: thuyết trình, trực quan

Phát triển năng lực: tự học, tự đánh giá

Thời gian: 4’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

+ YC HS đọc nội dung ghi nhớ, em có biết

+ YC HS trả lời câu hỏi cuối bài

+ GV củng cố toàn bài

+ Đọc nội dung ghi nhớ, em có biết

+ Trả lời câu hỏi cuối bài

+ Lắng nghe GV củng cố bài học

HS ghi nhớ nhanh nội dung trọng tâm bài học, vận dụng bài học để bảo vệ sức khỏe

5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà

HĐ 4: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới

Mục tiêu: HS khái quát được các nội dung chính của Bài 50: Vệ sinh mắt

Phương pháp: thuyết trình

Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn

Thời gian: 1’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung cần đạt

Yêu cầu học sinh đọc trước Bài 50: Vệ sinh mắt

Ghi lại yêu cầu của gv vào vở

Học sinh khái quát được nội dung Bài 50: Vệ sinh mắt