Bài 23: THỰC HÀNH: HÔ HẤP NHÂN TẠO
1. MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức:
- Học sinh biết:
+ Hoạt động 1: Biết được các tình huống trong thực tiễn cần được hô hấp nhân tạo.
+ Hoạt động 2: Biết được các bước thực hiện các phương pháp hô hấp nhân tạo về hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.
- Học sinh hiểu:
+ Hoạt động 3: Hiểuđược cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.
1.2/ Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được:
+ HS thực hiện được kĩ năng thạo thu thập và xử lí thông tin về hô hấp nhân tạo, viết thu hoạch, hợp tác lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm
- Học sinh thực hiện thành thạo:
+ Hs thực hiện được ứng phó với các tình huống làm gián đoạn hô hấp
+ Kĩ năng trình bày kiến thức trước tổ, lớp.
1.3/ Thái độ:
- Thói quen: có thái độ sẵn sàng cứu người gặp nạn.
- Tính cách: Yêu thích học tập bộ môn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Cần tích cực xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch, ít bị ô nhiễm bằng cách biện pháp như trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá: đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động trong môi trường nhiều bụi.
- Cần tích cực rèn luyện để có một hệ hô hấp khẻo mạnh bằng luyện tập thể dục thể thao phồi hợp tập thở sâu và giảm nhịp hô hấp thường xuyên, từ bé.
3. CHUẨN BỊ:
- 3.1/Giáo viên: Không sử dụng.
- 3.2/Học sinh : Xem bài “Thực hành: Hô hấp nhân tạo” tìm hiểu:
+ Cách tiến hành hô hấp nhân taọ
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/- Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2/- Kiểm tra miệng:
Câu 1: Có những tác nhân nào gây hại tới hoạt động hô hấp ? Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp hô hấp ?(8đ)
Trả lời:
*Tác nhân
- Bụi, các chất độc: khí nitơ ôxit, lưu huỳnh ôxit, cacbon oxit, nicôtin.
- Các vi sinh vật gây bệnh : vi trùng lao, virus H1N1,
- Tác hại: gây bệnh lao phổi, viêm phổi, ngộ độc, ung thư phổi.
* Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp:
- Xây dựng môi trường trong sạch.
- Không hút thuốc lá.
- Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi hoặc khi ra đường.
- Cần trồng nhiều cây xanh nhất là ở nơi công cộng…
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có độc hại, không sử dụng các sản phẩm có chứa chất độc hại.
Câu 2: Nếu gặp tình trạng nạn nhân bị ngừng hô hấp đột ngột thì ta cần làm gì?(2 đ)
HS: Hô hấp nhân tạo. (2đ)
4.3/. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung bài học |
*Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp nhân tạo. (10 phút) - GV: Kể các tình huống cần được hô hấp nhân tạo? HS:Chết đuối (phổi bị ngập nước), điện giật (cơ hô hấp bị co cứng), treo cổ (nghẹt đường dẫn khí), làm việc nơi thiếu ôxi… - GV: Hãy cho biết cần xử lý những tình huống đó như thế nào ? - HS: Hô hấp nhân tạo bằng cách ấn lồng ngực hoặc hà hơi thổi ngạt, ngắt dòng điện, đặt nạn nhân nằm nơi thoáng khí *Hoạt động 2: Tập cấp cứu nạn nhân khi bị ngừng hô hấp đột ngột.(20 phút) GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III.1 SGK /75, 76 HS:Đọc to trước lớp tóm tắt các bước tiến hành phương pháp hà hơi thổi ngạt cho cả lớp nghe. GV: Ghi tóm tắt các bước tiến hành phương pháp hà hơi thổi ngạt lên bảng. Yêu cầumỗi tổ cử hai đại diện lên trước lớp tiến hành hô hấp nhân tạo cho cả lớp cùng QS GV: Hướng dẫn các nhóm thực hiện từng bước HS: Các nhóm nhận xét về các thao tác thực hành của từngtổ. GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III.2 SGK /76,77 HS: Đọc to trước lớp tóm tắt các bước tiến hành phương pháp ấn lồng ngực cho cả lớp nghe. GV ghi tóm tắt các bước tiến hành phương pháp ấn lồng ngực lên bảng. GV: Yêu cầumỗi tổ cử hai đại diện lên trước lớp tiến hành hô hấp nhân tạo cho cácbạn cả lớp cùng quan sát. HS: Cả lớp cùng quan sát, nhận xét các thao tác của từng nhóm. GV: Nhận xét chung và chấmđiểm các tổ thực hiện tốt. *Hoạt động 3: Viết thu hoạch (5 phút) GV: Yêu cầu HS viết thu hoạch theo nội dung mục IV SGK/77 HS: 1/ Giống: Cơ thể nạn nhân thiếu O2, mặt tím tái. Khác: Chết đuối (phổi bị ngập nước), điện giật (cơ hô hấp và có thể cơ tim bị co cứng) treo cổ (nghẹt đường dẫn khí),bị lâm vào môi trường thiếu O2(ngất hay ngạt thở) 3/ Giống: Nhằm phục hồi sự hô hấp bình thường cho nạn nhân. - Cách tiến hành: Thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 12-20 lần/ phút.lượng khíđược thông trong mỗi phút ít nhất là 200ml Khác nhau: - Cách tiến hành: + Hà hơi thổi ngạt: dùng miệng thổi trực tiếp vào phổi qua đường dẫn khí. + Ấn lồng ngực: dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép vào lồng ngực. -Hiệu quả: Hà hơi thổi ngạt có nhiều ưu thế hơn: đảm bảo số lượng, áp lực của không khí đưa vào phổi, không làm tổn thương lồng ngực. GDHN: - Qua bài học, giáo viên giáo dục học sinh về tính nhân đạo khi gặp 1 trong những trường hợp trên thì sẵn sàng giúp đỡ người bị nạn. |
I. Các tình huống cần được hô hấp nhân tạo: - Khi bị chết đuối, nước vào phổi: cõng nạn nhân ở tư thế dốc ngược và chạy. - Khi bị điện giật: ngắt dòng điện. - Khi môi trường bị thiếu không khí để thở hay môi trường có nhiều khí độc: khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó. II.Tiến hành hô hấp nhân tạo 1. Phương pháp hà hơi thổi ngạt. - Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sâu - Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay - Hít một hơi đầy lồng ngựcrồi ghé môi sát miệng nạn nhân, thổi hết sức vào mũi nạn nhân. - Ngừng thổi để hít không khí rồi lại thổi tiếp - Thổi liên tụcvới 12 -20 lần / phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường. 2. Phương pháp ấn lồng ngực - Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê cao bằng 1 gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau. - Cầm nơi hai cẳng tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào lồng ngực nạn nhân, sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân. - Thực hiện như thế liên tục với 12 -20 lần /phútcho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường. III. Thu hoạch: |
4.4/ Tổng kết:
- HS nộp bài thu hoạch
- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành về: Thái độ học tập của HS, ý thức trật tự, hổ trợ lẫn nhau. Nhắc nhở HS các nhóm yếu rút kinh nghiệm, thực hiện tốt hơn
4.5/ Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học ở tiết này:
-Học bài và thuộc các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị bài : “Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa”
+ Tìm hiểu các chất có trong thức ăn hàng ngày của chúng ta.
+ Ôn tập lại kiến thức cũ của lớp 7 về: Cấu tạo hệ tiêu hoá của thỏ.