Giáo án Sinh học 8 bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô mới nhất

BÀI 5: Thực hành: QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ MÔ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Quan sát được tế bào và cấu tạo tế bào

- Quan sát, nhận biết được các loại mô cơ bản: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh

2. Kỹ năng:

- Biết cách làm tiêu bản tạm thời

- Đọc các thông tin từ hình ảnh

3. Thái độ: có tư duy và cách nhìn duy vật biện chứng

II. Chuẩn bị:

1/ Giáo viên: Hình vẽ, ảnh chụp của các loại mô; dụng cụ làm tiêu bản quan sát tế bào và mô.

2/ Học sinh: vở, sgk Sinh 8.

III. Phương pháp: Đàm thoại + Trực quan + Thuyết trình.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Mô là gì? Có mấy loại mô chính? Hãy phân biệt các loại mô đó?

3. Bài mới:

Mở bài: Trong tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu và phân biệt các loại mô điển hình của cơ thể. Ở bài học hôm nay, để hiện thực hóa các khái niệm đã học, chúng ta sẽ đi vào nội dung bài thực hành hôm nay.

Hoạt động của GV

H.động của HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Nêu yêu cầu của bài thực hành

Mục tiêu: học sinh nắm được những mục tiêu của bài thực hành

Phương pháp: Thuyết trình

Phát triển năng lực: Phân tích, tổng hợp

Thời gian: (5’)

- Yêu cầu học sinh đọc phần I. Mục tiêu

- Thực hiện yêu cầu của giáo viên

I.Mục tiêu

- Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời tế bào mô cơ vân

- Quan sát và vẽ các tế bào trong các tiêu bản có sẵn

- Phân biệt được những điểm khác nhau của tế bào mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết

Hoạt động 2: Phương tiện dạy học

Mục tiêu: học sinh nhận biết được các loại dụng cụ dùng trong thực hành

Phương pháp: Trực quan

Phát triển năng lực: Quan sát

Thời gian: (5’)

- Giới thiệu các dụng cụ thực hành

- Quan sát, ghi nhớ các loại dụng cụ

II. Dụng cụ thực hành

- Kính hiển vi (100x)

- Lamen

- Lam kính

- Dao mổ

- Kim nhọn

- Kim mũi mác

- Khăn lau, giấy thấm

- Miếng thịt nạc

- Dung dịch sinh lí 0,65% NaCl

- Acid acetic

- Bộ tiêu bản làm sẵn

Hoạt động 3: Nội dung và cách tiến hành

Mục tiêu: Biết cách làm tiêu bản tạm thời

Phương pháp: Trực quan, thuyết trình

Phát triển năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề; năng lực phân tích; năng lực thuyết trình.

Thời gian: (25’)

- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung kiến thức về các loại mô đã học?

Phân loại

Đặc điểm

Chức năng

Mô biểu bì

Các tế bào xếp xít nhau

Hấp thụ, bảo vệ, tiết

Mô liên kết

Tế bào nằm rải rác trong chất nền

Tạo bộ khung của cơ thể, neo giữ cơ quan, đệm

Mô cơ

Tế bào có hình dạng dài

Gồm 3 loại:

+ Mô cơ vân: tb có vân ngang, nhiều nhân, nhân nằm sát màng

+ Mô cơ trơn: tb không có vân ngang, một nhân

+ Mô cơ tim: tb có vân ngang, nhiều nhân, nhân ở giữa tế bào

Co dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và cơ thể

Mô thần kinh

Gồm tế bào thần kinh (noron) và tế bào thần kinh đệm

Noron : thân, sợi nhánh, sợi trục

Tiếp nhận kích thích,

dẫn truyền và xử lí thông tin, trả lời kích thích

Điều hòa phối hợp hoạt động các cơ quan

- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung về cấu tạo tế bào?

- Hướng dẫn học sinh cách làm tiêu bản quan sát tế bào niêm mạc?

- Yêu cầu học sinh quan sát ảnh chụp các loại mô và vẽ hình, chú thích

- HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung

- Quan sát nội dung tổng hợp của giáo viên

- Thực hiện các yêu cầu theo hướng dẫn thực hành của giáo viên

III. Tiến hành thực hành

1. Làm tiêu bản quan sát tế bào niêm mạc miệng

Chuẩn bị:

Lamen, lam kính, thuốc nhuộm xanhmetylen 1%, kính hiển vi

Tiến hành:

- Xúc sạch miệng

- Dùng thìa gạt nhẹ lớp tế bào niêm mạc miệng phía trong má, dàn đều trên mặt lam kính có nhỏ sẵn một giọt xanhmeylen 1%, đậy lamen

- Quan sát dưới kính hiển vi 10X => 40X => 100X

- Vẽ hình tế bào niêm mạc miệng, chú thích cấu tạo tế bào

2. Quan sát, vẽ hình tế bào mô cơ xương, mô cơ vân, mô biểu bì

Hoạt động 4: Tổng kết

Mục tiêu: Tổng hợp nội dung thực hành

Phương pháp: Thuyết trình

Phát triển năng lực: Tổng hợp

Thời gian: (3’)

GV: tổng kết lại tiến trình thực hành

Yêu cầu học sinh hoàn thiện hình vẽ các mô được quan sát

Thực hiện theo các yêu cầu của giáo viên

Học sinh vẽ các hình tế bào, mô được quan sát

5. Chuẩn bị bài mới

Thời gian: (1’)

GV: yêu cầu học sinh đọc trước nội dung bài 6: Phản xạ

Thực hiện theo các yêu cầu của giáo viên