Giáo án Sinh học 8 bài 7: Bộ xương mới nhất

BÀI 7: BỘ XƯƠNG

I/. MỤC TIÊU: sau khi học xong bài học, học sinh có khả năng:

     1. Kiến thức:

     - Trình bày được các thành phần chính của bộ xương

     - Xác định được vị trí các xương trên cơ thể

     - Phân biệt được các loại xương: xương dài, xương dẹt, xương ngắn về hình thái, cấu tạo

     - Phân biệt được các loại khớp xương, nhất là khớp động

     2. Kỹ năng:

     - Biết cách vận dụng hiểu biết thực tiễn vào bài học

     3. Thái độ:

     - Ý thức bảo vệ bản thân, vận động và vui chơi lành mạnh

*Trọng tâm:

- Xác định được các thành phần chính của bộ xương, phân biệt được các loại xương và khớp xương.

II/. CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên: tranh vẽ các hình 7.1 – 7.4, mô hình tháo, lắp bộ xương

2/ Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

III/ PHƯƠNG PHÁP: trực quan + thuyết trình

IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Hãy cho biết chức năng và cấu tạo của hệ vận động? các xương thuộc loại mô nào?

3/ Bài mới:

+ Giới thiệu bài: mỗi chúng ta đều cần có sự vận động để thực hiện các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi. Nhờ có sự phối hợp của xương và cơ mà cơ thể có thể thực hiện được các loại vận động. Bảo vệ hệ vận động là bảo vệ sự hoạt động thống nhất và bình thường của cơ thể. Và, để bảo vệ được thì chúng ta phải hiểu rõ được các đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí các loại xương và cơ, từ đó chúng ta có thể bảo vệ hệ vận động tránh khỏi những tác nhân có hại

HĐ 1: Các phần của bộ xương

Mục tiêu: Học sinh phân biệt được các phần chính của bộ xương

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 20’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 7.1 – 7.3, nhận biết vị trí và các phần của bộ xương?

- Giáo viên mở rộng về xương đầu, xương cột sống

- Tổng kết, điều chỉnh nội dung kiến thức

Lắng nghe câu hỏi của giáo viên, quan sát hình ảnh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Lắng nghe giáo viên nhận xét, tổng hợp kiến thức

1. Các phần của bộ xương

Bộ xương gốm có 3 phần

- Xương đầu: xương hộp sọ (8 xương) + xương mặt (9 xương): xương hộp sọ bảo vệ não bộ, xương mặt là chỗ gắn các cơ, xương hàm dưới cử động được.

- Xương thân : xương cột sống+ xương sườn +xương ức: hệ thống khoang cơ thể. Xương cột sống gồm nhiều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 vị trí giúp trọng lượng cơ thể dồn xuống 2 chân, con người có dáng đứng thẳng

- Xương chi : xương tay và xương chân, có các bộ phận tương tự nhau, nhưng biến đổi phù hợp với chức năng

HĐ 2: Phân biệt các loại xương (phần giảm tải, gv khái quát nhanh)

Mục tiêu: học sinh phân biệt được 3 loại xương: xương dài, xương ngắn, xương dẹt

Phương pháp: trực quan, thuyết trình

Phát triển năng lực: quan sát, thực hành

Thời gian: 3’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

- Yêu cầu học sinh dựa vào nội dung sách giáo khoa, phân biệt 3 loại xương về cấu tạo chức năng của mỗi loại?

- Giáo viên điều chỉnh nội dung kiến thức

Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của giáo viên

Lắng nghe nhận xét, tổng kết của giáo viên

2.Phân biệt các loại xương

Căn cứ hình dạng, cấu tạo phân biệt 3 loại xương:

- Xương dài: hình ống, chứa tủy đỏ ở trẻ em, mỡ vàng ở người lớn: xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân

- Xương ngắn: ngắn: xương đốt sống, xương cổ tay,…

- Xương dẹt: dạng bản dẹt: xương sườn, xương ức, xương cánh chậu

HĐ 3: Các khớp xương

Mục tiêu: Học sinh phân biệt được các loại khớp xương

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 10’

- Yêu cầu học sinh sử dụng Sgk và cho biết khái niệm khớp xương? Phân loại? Cách nhận biết?

- Điều chỉnh nội dung thông tin và tổng kết

Thực hiện yêu cầu của giáo viên

Nghe giáo viên nhận xét, tổng kết.

3. Các khớp xương

- Khớp xương: nơi tiếp giáp giữa các đầu xương

- Gồm 3 loại: khớp bất động, khớp động, khớp bán động

         

4/. Củng cố, luyện tập

HĐ 4: Tổng kết, củng cố

Mục tiêu: học sinh ghi nhớ nhanh các nội dng chính của bài học

Phương pháp: trò chơi

Phát triển năng lực: tự học, tự đánh giá

Thời gian: 5’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Từ khóa: xương

Học sinh tự đặt câu hỏi về những điều có liên quan tới bộ xương đã được học trong tiết học và tự gọi hs khác trả lời

Giáo viên hướng dẫn và cố vấn cho học sinh?

Lắng nghe và thực hiện các yêu cầu của giáo viên

Các học sinh đều ghi nhớ được các nội dung chính của bài học

5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà

HĐ 4: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới

Mục tiêu: học sinh nắm được các nội dung chính của Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

Phương pháp: thuyết trình

Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn

Thời gian: 1’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung bài 8

Ghi lại yêu cầu của gv vào vở

Học sinh khái quát được nội dung bài 8