Giáo án Sinh học 8 bài 22: Vệ sinh hô hấp mới nhất

BÀI 22: VỆ SINH HÔ HẤP

I/. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được các nguyên nhân gây bện cho hệ hô hấp

- Nêu được các biện pháp phòng bệnh hô hấp và tăng sức khỏe hệ hô hấp

2. Kỹ năng:

- Quan sát, phân tích và tổng hợp để tiếp nhận kiến thức mới

3.Thái độ:

- Tích cực học tập, vận dụng kiến thức thực tiễn vào giải quyết vấn đề và vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống

*Trọng tâm:

Nguyên nhân và biện pháp bảo vệ giúp phòng bệnh và tăng cường sức khỏe hệ hô hấp

II/. CHUẨN BỊ:

1/. Giáo viên: Tranh nguyên nhân gây bệnh hô hấp, biện pháp tăng cường sức khỏe hệ hô hấp

2/. Học sinh: SGK, vở ghi

III/. PHƯƠNG PHÁP: trực quan + thuyết trình

IV/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/. Ổn định tổ chức: (1’) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2/. Kiểm tra bài cũ: (3’) Giáo viên kiểm tra bài học

Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và tế bào? Hãy mô tả lại những thay đổi của cơ thể khi hít thở?

3/. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: hệ hô hấp luôn cần được bảo vệ để cơ thể luôn khỏe mạnh. Vậy có những nguyên nhân nào có thể gây bệnh cho hệ hô hấp, phòng tránh ra sao và làm thế nào để tăng cường sức khỏe hệ hô hấp, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài học số 22

HĐ 1: Tìm hiểu cơ chế thông khí ở phổi

Mục tiêu: học sinh trình bày được những nguyên nhân gây bệnh và cách bảo vệ hệ hô hấp

Phương pháp: vấn đáp + thuyết trình + trực quan

Phát triển năng lực: quan sát, phân tích, tổng hợp

Thời gian: 15’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

+ Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức thực tế chỉ ra những nguyên nhân gây bệnh cho hệ hô hấp?

+ Yêu cầu HS từ các nguyên nhân đó, nêu những biện pháp bảo vệ hệ hô hấp?

+ Củng cố, mở rộng thông tin

+ Suy nghĩ, vận dụng thực tế, trả lời câu hỏi, góp ý bổ sung

+ Nghe GV đính chính, mở rộng, bổ sung, củng cố thông tin

+ Ghi vở

Nội dung cần đạt

Tác nhân

Nguồn gốc tác nhân

Tác hại

Bụi

Từ các cơn lốc, núi lửa phun, đám cháy rừng, khai thác than, khai thác đá, khí thải các máy móc động cơ sử dụng than hay dầu.

Khi nhiều quá khả năng lọc sạch của đường dẫn khí sẽ gây bệnh bụi phổi.

Nito oxit (NOX)

Khí thải ô tô, xe máy.

Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây chết ở liều cao.

Lưu huỳnh oxit (Sox)

Khí thải sinh hoạt và công nghiệp.

Làm các bệnh đường hô hấp them trầm trọng.

Cacbon oxit

Khí thải công nghiệp, sinh hoạt, khói thuốc lá.

Chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết.

Caác chất độc hại( nicotin, nitrozamin,….)

Khói thuốc lá.

Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảmhiệu quả lọc sạch không khí. Có thể gây ung thư phổi.

Các vi sinh vật

Trong ko khí ở bệnh viện, môi trường thiếu vệ sinh.

Gây các bệnh viêm đường dẫn khí và phổi, làm tổn thương hệ hô hấp, có thể gây chết.

Biện pháp:
• Giữ môi trường sống luôn sạch, ít ô nhiễm (như: trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá…).
• Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi
• Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đúng cách.

HĐ 2: Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh

Mục tiêu: học sinh trình bày được các biện pháp luyện tập giúp tăng cường sức khỏe hệ hô hấp

Phương pháp: trực quan, thuyết trình

Phát triển năng lực: quan sát, thực hành

Thời gian: 20’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Dung tích sống là gì?

+ Tại sao chúng ta cần luyện tập để tăng dung tích sống?

+ Các biện pháp giúp tăng dung tích sống, tăng sức khỏe hệ hô hấp?

Củng cố, mở rộng, bổ sung thông tin

+ Suy nghĩ, trả lòi
+ Bổ sung, góp ý, nhận xét

+ Lắng nghe GV mở rộng, củng cố

+ Ghi vở

2. Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh

Tích cực rèn luyện thể dục, thể thao, phối hợp với tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.

       

4/. Củng cố, luyện tập

HĐ 3: Tổng kết, củng cố

Mục tiêu: học sinh củng cố nhanh nội dung bài học và ghi nhớ kiến thức trọng tâm

Phương pháp: thuyết trình, trực quan

Phát triển năng lực: tự học, tự đánh giá

Thời gian: 5’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

+ Yêu cầu HS đọc nội dung em có biết, nội dung ghi nhớ

+ Yêu cầu HS dựa vào nội dung bài học trả lời nhanh câu hỏi SGK

+ Đọc nội dung ghi nhớ

+ Đọc nội dung em có biết

+ Trả lời nội dung câu hỏi

HS ghi nhớ nội dung bài học

5/. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà

HĐ 4: hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới

Mục tiêu: học sinh nắm được các nội dung chính của Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo

Phương pháp: thuyết trình

Phát triển năng lực: sử dụng sách giáo khoa, tự học có hướng dẫn

Thời gian: 1’

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung bài 23

Ghi lại yêu cầu của gv vào vở

Học sinh khái quát được nội dung bài 23