Giáo án Sinh học 8 bài 17: Tim và mạch máu mới nhất

BÀI 17: TIM VÀ MẠCH MÁU

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày được cấu tạo mạch máu.

- Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.

- Chỉ ra được nguyên nhân và cách phòng tránh các bệnh về tim mạch.

2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Hình 17.1, 17.2 SGK, sơ đồ câm SGK.

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà

III. Tiến trình bài giảng.

1. Kiểm tra bài cũ

* Câu 1: Trình bày đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn.

* Đặt vấn đề: Mạch máu có cấu tạo như thế nào? Máu được vận chuyển trong mạch như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các chúng ta trả lời được các câu hỏi này.

2. Dạy nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

GHI BẢNG

Hoạt động 1:

GV yêu cầu HS quan sát H.17.1 SGK: Mô tả cấu tạo ngoài của tim?

HS quan sát hình, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.

GV tiếp tục yêu cầu HS hoàn thành bảng 17.1.

+ Hãy dự đoán xem ngăn tim nào dày nhất và ngăn tim nào mỏng nhất?

+ Giữa các ngăn tim và trong mạch máu có cấu tạo như thế nào để máu chỉ chảy theo một chiều?

HS thảo luận nhóm, hoàn thiện các câu trả lời, cử đại diện trình bày. GV ghi lại dự đoán của HS.

GV hướng dẫn HS tháo rời mô hình tim, quan sát, so sánh với dự đoán của mình và rút ra kết luận đúng.

GV chữa bảng 17.1. Yêu cầu HS trình bày cấu tạo trong của tim?

Hoạt động 2:

HS quan sát H.17.2 SGK: Chỉ ra sự khác nhau giữa các loại mạch máu? Vì sao có sự khác nhau đó?

GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.

GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận trả lời câu hỏi: Cấu tạo từng loại mạch phù hợp như thế nào với chức năng của chúng?

Cấu tạo từng loại mạch máu có phù hợp với chức năng của chúng hay không?

Nhịp tim của các em lúc bình thường là bao nhiêu lần/phút?

Hoạt động 3

GV: yêu cầu HS quan sát H 17-3 hoàn thành bài tập lệnh trang 55 - 56 SGK.

HS quan sát tranh, hoàn thành bài tập, trình bày, HS khác bổ sung, tự rút ra kết luận.

GV mở rộng: Một chu kỳ tim kéo dài trong bao lâu? Hãy tính xem trong một phút có bao nhiêu chu kỳ tim (Bao nhiêu nhịp đập/phút)?

I. Cấu tạo của tim

1. Cấu tạo ngoài

- Màng tim bao bọc bên ngoài.

- Tâm thất lớn tạo thành đỉnh tim.

- Đỉnh tim hướng xuống dưới, đáy hướng lên trên

- Tim nằm giữa hai lá phổi, hơi lệch về bên trái.

2. Cấu tạo trong

- Tim có 4 ngăn, thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ, nửa bên trái dày hơn nửa bên phải.

- Giữa TN với TT và giữa TT với các mạch máu có các van tim cho phép máu chỉ chảy theo một chiều.

II. Cấu tạo của mạch máu

1.Cấu tạo

- ĐM: gồm mô liên kết, cơ trơn và biểu bì, thành dày, lòng trong hẹp.

- TM: cũng gồm các thành phần như ĐM nhưng có thành mỏng và lòng trong rộng.

- MM: chỉ gồm một lớp tế bào biểu bì mỏng, lòng trong hẹp nhất, phân nhánh nhiều.

2. Chức năng

+ ĐM: Đẩy máu từ tim đi đến các cơ quan, có vận tốc và áp lực lớn.

- TM: Dẫn máu từ các cơ quan về tim, có vận tốc và áp lực nhỏ.

- MM: Là nơi trao đổi chất với tế bào, có vận tốc và áp lực nhỏ nhất.

3. Chu kỳ tim

Mỗi chu kỳ tim gồm 3 pha:

- Pha nhĩ co (0,1s): Máu từ TN đổ xuống TT.

- Pha thất co (0,3s): Máu từ TT đổ vào ĐM.

- Pha giãn chung (0,4s): Máu được hút về TN.

Kết luận chung: SGK

3. Củng cố, luyện tập (3’)

- So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu. Giải thích sự khác nhau đó?

- Đọc phần “  Em có biết ?’’

- GV dùng H 17.4 yêu cầu HS điền chú thích.

4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà : (1’)

- Học bài và trả lời câu hỏi 1 SGK.

- Làm bài tập 2, 3, 4 vào vở bài tập.