Số phức w là căn bậc hai của số phức z nếu:
Số phức w=x+yi(x,y∈R) là căn bậc hai của số phức z=a+bi nếu w2=z.
Căn bậc hai của số phức khác 0 là:
Căn bậc hai của số phức khác 0 là hai số đối nhau.
Căn bậc hai của số a=−3 là:
Căn bậc hai của số a=−3 là i√3 và −i√3.
Cho phương trình bậc hai Az2+Bz+C=0(A≠0). Biệt thức Δ của phương trình được tính bởi:
Phương trình bậc hai Az2+Bz+C=0(A≠0) có biệt thức Δ=B2−4AC.
Cho phương trình 2z2−3iz+i=0. Chọn mệnh đề đúng:
Ta có: Δ=(−3i)2−4.2.i=9i2−8i=−9−8i
Phương trình bậc hai trên tập số phức có thể có mấy nghiệm?
Phương trình bậc hai có thể có 1 nghiệm nếu Δ=0 hoặc 2 nghiệm nếu Δ≠0.
Cho z1,z2 là hai nghiệm của phương trình z2+2iz+i=0. Chọn mệnh đề đúng:
Ta có: {z1+z2=−BA=−2i1=−2iz1z2=CA=i1=i
Vậy z1+z2=−2i.
Gọi z1;z2 là hai nghiệm phức của phương trình z2+2z+5=0. Tính |z1|+|z2|.
Ta có:
Δ′=1−5=−4⇒[z1=−1+2iz2=−1−2i
⇒T=|z1|+|z2|=√(−1)2+22+√(−1)2+(−2)2=2√5
Gọi z1,z2 là các nghiệm phức của phương trình z2+4z+5=0. Đặt w=(1+z1)100+(1+z2)100, khi đó
Ta có:
z2+4z+5=0⇔(z+2)2=−1⇔(z+2)2=i2⇔{z1=−2+iz2=−2−i⇒{z1+1=i−1z2+1=−i−1
Khi đó ta có:
{(z1+1)2=(i−1)2=−2i(z2+1)2=(−i−1)2=2i⇒{(z1+1)4=−4(z2+1)4=−4⇒(z1+1)100+(z2+1)100=(−4)25+(−4)25=2.(−22)25=−251
Cho phương trình z2−2z+2=0 . Mệnh đề nào sau đây là sai?
Δ′=1−2=−1<0⇒ phương trình có hai nghiệm là z=1+i và z=1−i.
Vậy phương trình có hai nghiệm phức.
Do đó các đáp án A, B, D đều đúng
Biết rằng phương trình z2+bz+c=0(b;c∈R) có một nghiệm phức là z1=1+2i . Khi đó:
Ta có z=1+2i là nghiệm của phương trình nên ta có:
(1+2i)2+b(1+2i)+c=0⇔−3+4i+b+2bi+c=0⇔(−3+b+c)+(4+2b)i=0⇔{−3+b+c=04+2b=0⇔b+c=3
Gọi z0 là nghiệm phức có phần ảo âm của phương trình 2z2−6z+5=0. Điểm nào dưới đây biểu diễn số phức iz0?
2z2−6z+5=0⇔[z=32+12iz=32−12i⇒z0=32−12i ( vì có phần ảo âm)
⇒iz0=i(32−12i)=12+32i⇒M(12;32).
Cho số phức z=a+bi với a,b là hai số thực khác 0. Một phương trình bậc hai với hệ số thực nhận ˉz làm nghiệm với mọi a,b là:
Đáp án A:
z2=a2+2abi−b2⇔z2=a2+2.a.bi+b2.i2=(a+bi)2⇔z=±(a+bi)
Vậy có 2 nghiệm z=a+bi hoặc z=−a−bi (Loại).
Đáp án B: z=±√a2+b2 (loại)
Đáp án C:
z2−2az+a2+b2=0⇔(z−a)2=−b2⇔(z−a)2=b2i2⇔[z−a=biz−a=−bi⇔[z=a+biz=a−bi
Vậy phương trình bậc hai trên có nghiệm z=a+bi;z=a−bi (thỏa mãn)
Đáp án D: Giải phương trình ta được hai nghiệm a±b nên loại.
Cho số phức wvà hai số thực a,b. Biết z1=w+2i và z2=2w−3 là 2 nghiệm phức của phương trình z2+az+b=0. Tính T=|z1|+|z2|.
Đặt w=x+yi. Khi đó:
z1=x+yi+2i=x+(y+2)i;z2=2(x+yi)−3=(2x−3)+2yi⇒z2=(2x−3)−2yiz1=¯z2⇔{x=2x−3y+2=−2y⇔{x=3y=−23⇒{z1=3+43iz2=3−43i⇒T=|z1|+|z2|=√32+(43)2+√32+(−43)2=2√973
Cho số phức w và hai số thực a,b. Biết rằng 2w+i và 3w−5 là hai nghiệm của phương trình z2+az+b=0. Tìm phần thực của số phức w.
Đặt w=x+yi. Do 2w+i;3w−5 là hai nghiệm của phương trình z2+az+b=0 nên ta có
{2w+i+3w−5=−a(2w+i)(3w−5)=b⇔{(5x−5+a)+(5y+1)i=06(x2−y2)+12xyi−10(x+yi)−5i+3i(x+yi)−b=0⇔{(5x−5+a)+(5y+1)i=06(x2−y2)−10x−3y−b+(12xy−10y+3x−5)i=0⇒{5y+1=012xy−10y+3x−5=0⇒{y=−15x=5
Kí hiệu z1,z2 là hai nghiệm của phương trình z2+z+1=0. Tính P=z21+z22+z1z2.
z2+z+1=0Δ=1−4=−3=3i2z=−1±i√32
z=−12±√32i
⇒P=(−12+√32i)2+(−12−√32i)2+(−12+√32i)(−12−√32i)
=−12−√32i−12+√32i+14+34=0
Gọi z1;z2;z3;z4 là bốn nghiệm phức của phương trình 2z4−3z2−2=0. Tổng T=|z1|2+|z2|2+|z3|2+|z4|2 bằng:
2z4−3z2−2=0⇔[z2=2z2=−12⇔[z=±√2z=±i√22T=|z1|2+|z2|2+|z3|2+|z4|2=2+2+12+12=5
Số nghiệm thực của phương trình (z2+1)(z2−i)=0 là
Có z2+1≠0,∀z∈R và z2−i≠0,∀z∈R.
Vậy phương trình đã cho không có nghiệm thực.
Kí hiệu z1,z2,z3,z4 là bốn nghiệm phức của phương trình z4−z2−12=0. Tính tổng T=|z1|+|z2|+|z3|+|z4|.
z4−z2−12=0⇔(z2−4)(z2+3)=0⇔[z=±2z=±i√3⇒T=2+2+√3+√3=4+2√3
Tổng S=C02019+C32019+C62019+...+C20192019 bằng
+ Ta tìm các số phức z thỏa mãn z3=1. Ta có z3=1⇔z3−1=0⇔(z−1)(z2+z+1)=0
⇔[z=1z2+z+1=0⇔[z1=1z2=−12+√32iz3=−12−√32i
+ Xét khai triển
(1+x)2019=2019∑k=0Ck2019xk=C02019+C12019x+C22019x2+C32019x3+C42019x4+C52019x5+C62019x6+...+C20192019x2019 (*)
+ Thay z2=−12+√32i vào khai triển (*) ta được
(1−12+√32i)2019=C02019+C12019z2+C22019z22+C32019z23+C42019z24+C52019z25+C62019z26+...+C20192019z22019⇔(12+√32i)2019=C02019+C12019z2+C22019z22+C32019+C42019z2+C52019z22+C62019+...+C20192019⇔−1=(C02019+C32019+C62019+...+C20192019)+z2(C12019+C42019+...+C20172019)+z22(C22019+C52019+...+C20182019)(1)
+ Tương tự thay z3=−12−√32i vào khai triển (*) ta được
(1−12−√32i)2019=C02019+C12019z3+C22019z32+C32019z33+C42019z34+C52019z35+C62019z36+...+C20192019z32019⇔(12−√32i)2019=C02019+C12019z3+C22019z32+C32019+C42019z3+C52019z32+C62019+...+C20192019⇔−1=(C02019+C32019+C62019+...+C20192019)+z3(C12019+C42019+...+C20172019)+z23(C22019+C52019+...+C20182019)(2)
+ Thay z=1 vào vào khai triển (*) ta được
22019=C02019+C12019+C22019+C32019+C42019+C52019+C62019+...+C20192019⇔22019=(C02019+C32019+C62019+...+C20192019)+(C12019+C42019+C72019+...+C20172019)+(C22019+C52019+C82019+...+C20182019)(3)
Cộng vế với vế của (1) (2) và (3) ta được
22019−2=3(C02019+C32019+C62019+...+C20192019)+(1+z2+z3)(C12019+C42019+C72019+...+C20182019)+(1+z22+z23)(C22019+C52019+C82019+...+C20172019)
Nhận thấy 1+z2+z3=1−12+√32i−12−√32i=0 và 1+z22+z23=1+(−12+√32i)2+(−12−√32i)2=0
Nên 22019−2=3S⇔S=22019−23