Khảo sát hàm đa thức bậc ba
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Tập xác định của hàm số $y = - \dfrac{1}{2}{x^3} + 2x - 1$ là:
Hàm đa thức bậc ba xác định trên $R$.
Hàm đa thức bậc ba có thể có mấy cực trị?
$y' = 0$ có hai nghiệm phân biệt ${x_1},{x_2} \Rightarrow $ có $2$ cực trị.
$y' = 0$ vô nghiệm hoặc có nghiệm kép $ \Rightarrow $ không có cực trị.
Do đó hàm đa thức bậc ba chỉ có thể có $2$ cực trị hoặc không có cực trị nào.
Hàm đa thức bậc ba không có cực trị và nghịch biến có bảng biến thiên dạng nào dưới đây?
Hàm đa thức bậc ba không có cực trị và nghịch biến thì đạo hàm $y'$ mang dấu âm với mọi $x \in \left( { - \infty ; + \infty } \right)$.
Cho bảng biến thiên hình bên, hàm số nghịch biến trên:
Quan sát bảng biến thiên ta thấy $y' < 0,\forall x \in \left( { - \infty ;{x_1}} \right) \cup \left( {{x_2}; + \infty } \right)$ nên hàm số nghịch biến trên các khoảng $\left( { - \infty ;{x_1}} \right)$ và $\left( {{x_2}; + \infty } \right)$.
Đồ thị hàm số bậc ba có mấy tâm đối xứng?
Phương trình $y'' = 0$ luôn có nghiệm duy nhất nên đồ thị hàm số bậc ba luôn có 1 điểm uốn hay 1 tâm đối xứng duy nhất.
Hàm số $y = f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d$ có đồ thị như hình vẽ, chọn kết luận đúng:
Quan sát đồ thị ta thấy $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = + \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = - \infty $ nên $a > 0$.
Đồ thị hàm số bậc ba luôn
- Đồ thị hàm số bậc ba luôn cắt trục tung tại $1$ điểm duy nhất $\left( {0;d} \right)$ nên B đúng.
- Đồ thị hàm số bậc ba có thể cắt trục hoành tại $1,2$ hoặc $3$ điểm nên các đáp án A, C, D đều chưa chính xác.
Chọn kết luận đúng:
- Hàm số bậc ba không có cực trị thì nó đơn điệu tăng hoặc giảm trên $R$ nên đồ thị luôn cắt trục hoành tại $1$ điểm duy nhất nên A đúng, D sai.
- Hàm số bậc ba có 2 cực trị thì đồ thị có thể cắt trục hoành tại $1,2$ hoặc $3$ điểm nên B, C sai.
Nếu điểm cực đại của đồ thị hàm số bậc ba nằm ở trục hoành thì:
Hàm số bậc ba luôn có ${y_{CD}} > {y_{CT}}$ nên nếu ${y_{CD}} = 0$ thì ${y_{CT}} < 0$.
Do đó điểm cực tiểu của đồ thị hàm số luôn nằm dưới trục hoành.
Nếu điểm cực tiểu của đồ thị hàm số bậc ba nằm ở trục hoành thì đồ thị hàm số có mấy điểm chung với $Ox$?
Từ các dạng đồ thị trên ta thấy hai đồ thị đều có 2 điểm chung với trục hoành.
Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có hai cực trị thỏa mãn ${y_{CD}}.{y_{CT}} < 0$. Khi đó:
Hàm số có $2$ cực trị thì có bảng biến thiên ở các dạng sau:
Quan sát bảng biến thiên ta thấy:
Nếu ${y_{CD}}.{y_{CT}} < 0$ thì ${y_{CT}} < 0 < {y_{CD}}$ nên đường thẳng $y = 0$ cắt đồ thị hàm số tại $3$ điểm phân biệt.
Cho hàm số bậc ba $y = f\left( x \right)$ có hai điểm cực trị thỏa mãn ${y_{CD}}.{y_{CT}} > 0$. Khi đó, đồ thị hàm số có mấy điểm chung với trục $Ox$?
Hàm số có $2$ cực trị thì có bảng biến thiên ở các dạng sau:
Quan sát bảng biến thiên ta thấy:
Nếu ${y_{CD}}.{y_{CT}} > 0$ thì ${y_{CD}} > 0;{y_{CT}} > 0$ hoặc ${y_{CD}} < 0;{y_{CT}} < 0$, do đó đường thẳng $y = 0$ chỉ cắt đồ thị hàm số tại duy nhất $1$ điểm.
Chọn kết luận đúng:
Đáp án A: Hàm số bậc ba có $2$ cực trị thì đồ thị hàm số cắt trục hoành tại $3$ điểm phân biệt nếu ${y_{CD}}.{y_{CT}} < 0$ hoặc chỉ cắt $Ox$ tại 1 điểm nếu ${y_{CD}}.{y_{CT}} > 0$ nên A sai.
Đáp án B: Đồ thị hàm số bậc ba luôn cắt trục hoành tại ít nhất $1$ điểm nhưng chưa chắc đó là điểm uốn nên B sai.
Đáp án C: Đồ thị hàm số bậc ba cắt trục hoành tại $3$ điểm phân biệt thì hàm số có hai điểm cực trị là đúng.
Đáp án D: Đồ thị hàm số bậc ba cắt trục hoành tại $1$ điểm duy nhất thì nó không có cực trị hoặc có cực trị nhưng hai giá trị cực trị cùng dấu nên D sai.
Hàm số nào dưới đây có đồ thị như đường cong trong hình bên?
Dựa vào dáng điệu của đồ thị ta thấy đây là đồ thị của hàm số bậc ba
=> Là đồ thị của \(y = {x^3} - 3x - 1\)
Điểm nào dưới đây thuộc đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3x + 3\)?
Ta có \({1^3} - 3.1 + 3 = 1\) nên điểm \(M(1;1)\) thuộc đồ thị hàm số đã cho.
Đề thi THPT QG 2022 – mã đề 122
Hàm số nào dưới đây có bảng biến thiên như sau?
Quan sát bảng biến thiên ta thấy hàm số có dáng điệu là hàm bậc ba và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = - \infty \)
=> Hệ số a<0
=> Hàm số cần tìm là \(y = - {x^3} + 3x\)