Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 5 bài Luyện từ và câu - So sánh

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

SO SÁNH

I. MỤC TIÊU

  • Tìm và hiểu được các hình ảnh so sánh kém.
  • Tìm được và hiểu nghĩa các từ chỉ sự so sánh hơn kém.
  • Thay hoặc thêm được từ so sánh vào các hình ảnh so sánh cho trước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, câu văn trong bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

  • Gọi 3 HS lên bảng để kiểm tra các bài tập của tiết Luyện từ và câu tuần 4.
  • Nhận xét và cho điểm HS.

2. Dạy - học bài mới

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Giới thiệu bài (1’)

- Trong giờ học Luyện từ và câu tuần 5, các em sẽ được tìm hiểu về scác hình ảnh so sánh theo một kiểu so sánh mới, đó là so sánh hơn kém.

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập (27’)

Mục tiêu:

- Tìm và hiểu được các hình ảnh so sánh kém.

- Tìm được và hiểu nghĩa các từ chỉ sự so sánh hơn kém. Thay hoặc thêm được từ so sánh vào các hình ảnh so sánh cho trước.

Cách tiến hành:

Bài 1

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu tự làm bài.

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng..

- Nhận xét, kết luận về lời giải đúng và cho điểm HS.

Bài 2

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Chữa bài, nêu đáp án của bài.

* Phân biệt so sánh bằng và so sánh hơn kém.

- Các so sánh Cháu khoẻ hơn ông và Ông là buổi trời chiều có gì khác nhau? Hai sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu là ngang bằng nhau, hay hơn kém nhau?

- Sự khác nhau về cách so sánh của 2 câu này do đâu tạo nên?

- Yêu cầu HS xếp các hình ảnh so sánh trong bài 1 thành 2 nhóm:

+ So sánh bằng.

+ So sánh hơn kém.

- Chữa bài và cho điểm HS.

Bài 3

- Gọi HS đọc đề bài.

- Các hình ảnh so sánh ở bài tập 3 là so sánh ngang bằng hay so sánh hơn kém ?

Vậy các từ so sánh có thể thay vào dấu gạch ngang (-) phải là từ so sánh ngang bằng.

- Tổ chức cho HS thi làm bài, trong 5 phút tổ nào tìm được nhiều từ để thay (đúng) là tổ thắng cuộc.

- Tuyên dương nhóm thắng cuộc và yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (3’)

- Yêu cầu HS tìm câu văn có sử dụng so sánh trong bài tập đọc người lính dũng cảm và nêu rõ đó là so sánh bằng hay so sánh hơn kém.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.

- Nghe GV giới thiệu bài.

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK.

- 3 HS lên bảng gạch chân dưới các hình ảnh so sánh, mỗi HS làm một phần. HS dưới lớp làm vào giấy nháp.

a) Bế cháu ông thủ thỉ:

Cháu khoẻ hơn ông nhiều!

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng

b) Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

Ơi ông trăng sáng tỏ.

c) Những ngôi sao thức ngồi kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời..

- 3 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và bổ sung ý

- 2 HS đọc.

- 3 HS lên bảng tìm và khoanh tròn vào từ chỉ sự so sánh trong mỗi ý. HS dưới lớp làm bài vào giấy nháp. Đáp án: Các từ in đậm trong bài trên.

- Câu Cháu khoẻ hơn ông, hai sự vật được so sánh với nhau là ông và cháu, hai sự vật này không ngang bằng nhau mà có sự chênh lệch, hơn kém, "cháu" hơn "ông".

Câu "Ông là buổi trời chiều", hai sự vật được so sánh với nhau là "ông" và "buổi trời chiều" có sự ngang bằng nhau.

- Do có từ so sánh khác nhau tạo nên. Từ "hơn" chỉ sự hơn kém, từ "là" chỉ sự ngang bằng nhau.

- HS thảo luận cặp đôi, sau đó trả lời:

+ Ông là buổi trời chiều./ Cháu là ngày rạng sáng./ Mẹ là ngọn gió.

+ Cháu khoẻ hơn ông./ trăng sáng hơn đèn./ Ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì con.

- 2 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.

- So sánh ngang bằng nhau.

- Đáp án: như, là, tựa, như là, tựa như, như thể,...

- Câu Chiếc máy bay ... giật mình cất cánh và Cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.

- So sánh ngang bằng nhau.

Rút kinh nghiệm tiết dạy

--------------------------------------------------------------------------------------