GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 3
KỂ CHUYỆN - CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu
- Giúp Hs dựa vào trí nhớ và tranh, kể từng đoạn của câu chuyện.
- Rèn luyện khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị
* GV: - Tranh minh họa, truyện kể trong SGK.
- Bảng viết sẵn câu, đoạn văn dài cần hướng dẫn.
*HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ
- Gv kiểm tra đồ dùng học tập của Hs như: tập, SGK, bút.
- Gv nhận xét
a. Giới thiệu và nêu vấn đề:
- Giới thiiệu bài – ghi tựa: Cậu bé thông minh.
b. Phát triển các hoạt động.
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
* Hoạt động 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu nắm được cách đọc và đọc đúng các từ khó, câu khó. + Gv đọc mẫu tồn bài + Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. -Yêu cầu Hs đọc - Hs đọc từng câu Lưu ý: Gv hướng dẫn HS phát âm đúng các từ ngữ, phân biệt các âm vần thanh và viết đúng chính tả. - Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn. - Gv hướng dẫn Hs đọc đoạn văn “Ngày xưa, / có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. // Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ / nộp một con gà trống biết đẻ trứng,/nếu không có / thì cả làng phải chịu tội. //”. “ Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ỉ”. (Giọng oai nghiêm). “ Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm !” (Giọng bực tức). - Gv kết hợp giải nghĩa từ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng. - Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trong nhóm. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu nội dung của bài, trả lời đúng câu hỏi. - Gv đưa ra câu hỏi: + Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? + Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệch của nhà vua? + Cậu bé làm cách nào để vua thấy lệch của ngài là vô lí? - Gv nhận xét. + Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? + Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? - Gv nhận xét - Gv cho Hs đọc thầm tồn bài, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Câu chuyện này nói lên điều gì? * Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. - Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại bài học, qua việc các em sắm vai từng nhân vật. - GV chia Hs ra thành các nhóm. Mỗi nhóm 3 Hs - Trò chơi: Sắm vai. - Gv nhận xét nhóm đọc hay nhất. * Hoạt động 4: Hướng dẫn Hs kể từng đọn của câu chuyện theo tranh. - Mục tiêu: Giúp cho Hs dựa vào những bức tranh để nhớ và kể lại nội dung câu chuyện. - Gv treo 3 tranh minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện. - Gv mời 3 Hs quan sát tranh và kể ba đoạn của câu chuyện. Tranh 1: - Quân lính đang làm gì? - Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệch này? Tranh 2: - Trước mặt vua cậu bé làm gì? - Thái độ của nhà vua như thế nào? Tranh 3: - Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì? - Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao? → Sau mỗi lần một HS kể cả lớp và Gv nhận xét - Tuyên dương những em Hs có lời kể đủ ý, đúng trình tự, lời kể sáng tạo. - Nêu lên những điểm các thể hiện chưa tốt cần điều chỉnh. |
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp. Học sinh đọc thầm theo Gv. - Hs đọc nối tiếp nhau từng câu, mỗi Hs đọc từng câu dưới dạng nối tiếp nhau. - Hs đọc theo dãy, từng em đọc lần lược đến hết bài. - Ba Hs đọc ba đoạn - Hs theo dõi, lắng nghe - Hs giải thích nghĩa của từ - Một Hs đọc lại đoạn 1 - Một Hs đọc lại đoạn 3 - Cả lớp đọc ĐT đoạn 3 PP: Đàm thoại, hỏi đáp. - Một học sinh đọc đọan 1 - Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. - Vì gà trống không đẻ trứng được. - Học sinh đọc đoạn 2 - Hs thảo luận từng nhóm - Đại diện từng nhóm lên trả lời. - Yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt kim. - Hs thảo luận từng nhóm đôi. - Đại diện Hs lên trình bày - Ca ngợi tài trí của cậu bé PP: Kiểm tra đánh giá. Một Học sinh đọc bài. - Hs lên tham tham gia - Hs nhận xét PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, thực hành. - Hs quan sát - Hs kể - 1 Hs kể đoạn 1 - Đọc lệnh của nhà vua: Mỗi làng phải nộp một con gà trống. - Lo sợ - 1 Hs kể đoạn 2 - Khóc ầm ĩ - Nhà vua giận dữ quát vì cho là cậu bé láo, dám đùa với vua. - 1 Hs kể đoạn 3 - Về tâu với đức vua rèn một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. - Vua biết đã tìm được người tài, nên trọng thưởng cho cậu bé, gửi cậu vào trường học để rèn luyện. - Hs nhận xét |
1.Tổng kềt – dặn dò.
-Về luyện đọc bài thật diễn cảm.
-Chuẩn bị bài sau: Hai bàn tay em.
-Nhận xét bài học.