Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 14 bài Tập đọc - Người liên lạc nhỏ

TẬP ĐỌC

NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

I. MỤC TIÊU

A - Tập đọc

1. Đọc thành tiếng

·Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nhanh nhẹn, thản nhiên, thong manh, tảng đá, vui,...

·Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

·Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thể hiện giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.

2. Đọc hiểu

·Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: Kim Đồng, ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh,...

·Hiểu được nội dung truyện : Truyện kể về anh Kim Đồng, một liên lạc viên rất thông minh, nhanh nhẹn là gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

·Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện(phóng to nếu có thể).

·Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút)

- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Cửa Tùng.

2. DẠY - HỌC BÀI MỚI

Hoạt động dạy

Hoạt động học

* Giới thiệu bài (1 phút)

- Treo tranh minh hoạ và giới thiệu bài: Tranh vẽ một chiến sĩ liên lạc đang đưa cán bộ đi làm nhiệm vụ. Người liên lạc này chính là anh Kim Đồng. Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928 ở làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là một chiến sĩ liên lạc dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn, có nhiều đóng góp cho cách mạng. Năm 1943, trên đường đi liên lạc, anh bị trúng đạn của địch và hi sinh khi mới 15 tuổi. Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em thấy được sự thông minh, nhanh trí, dũng cảm của người anh hùng nhỏ tuổi này.

- Ghi tên bài lên bảng.

* Hoạt động 1: Luyện đọc (30 phút)

Mục tiêu

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nhanh nhẹn, thản nhiên, thong manh, tảng đá, vui,...

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: Kim Đồng, ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh,...

Cách tiến hành

a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chý ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

+ Đoạn 1: giọng kể thong thả.

+ Đoạn 2: giọng hồi hộp khi hai bác cháu gặp Tây đồn.

+ Đoạn 3: giọng Kim Đồng bình thản, tự nhiên.

+ Đoạn 4: giọng vui khi nguy hiểm đã qua.

b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.

- HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.

- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. Theo dõi HS đọc bài để chỉnh sửa lỗi ngắt giọng. Nếu HS ngắt giọng sai câu nào thì cho HS đọc lại câu đó cho đúng.

- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. GV có thể giảng thêm nghĩa của các từ này nếu thấy HS chưa hiểu.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.

* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài ( 8 phút )

Mục tiêu

-HS trả lời được câu hỏi.

- Hiểu được nội dung truyện.

Cách tiến hành

- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.

- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.

- Hỏi: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

- Hỏi: Tìm những câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ.

- Hỏi: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?

- Hỏi: Cách đi đường của hai bác cháu nhưthế nào?

- Giảng : Vào năm 1941, các chiến sĩ cách mạng của ta đang trong thời kì hoạt động bí mật và bị địch lùng bắt ráo tiết. Chính vì thế, các cán bộ kháng chiến thường phải cải trang để che mắt địch. Khi đi làm nhiệm vụ phải có người đưa đường và bảo vệ. Nhiệm vụ của các chiến sĩ liên lạc như Kim Đồng rất quan trọng và cần sự nhanh trí, dũng cảm. Kim Đồng đã thực hiện nhiệm vụ của mình nhưthế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 và 3 của bài.

- Hỏi: Chuyện gì đã xảy ra khi hai bác cháu đi qua suối ?

- Hỏi: Bọn Tây đồn làm gì khi phát hiện ra bác cán bộ?

- Khi qua suối, hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần, thế nhưng nhờ sự thông minh, nhanh trí, dùng cảm của Kim Đồng mà hai bác cháu đã bình an vô sự. Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?

- Hỏi: Hãy nêu những phẩm chất tốt của Kim Đồng ?

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài (5 phút)

Mục tiêu

- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thể hiện giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.

Cách tiến hành

- GV tiến hành các bước tương tự như ở tiết tập đọc trước.

- Nghe GV giới thiệu bài.

- HS nhắc lại đề.

- Theo dõi GV đọc mẫu.

- HS đọc các từ cần chú ý phát âm đúng, sau đó mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.

- Đọc từng đoạn trong bài theo HD của GV.

- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn, chú ý khi đọc các câu:

- Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá,/ thản nhiên nhìn bọn lính,/ như người đi đường xa,/ mỏi chân,/ gặp được tảng đá phẳng thì ngồi chốc lát.//

- Bé con / đi đâu sớm thế ? // (Giọng hách dịch)

- Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm.// (Giọng bình tĩnh, tự nhiên)

- Già ơi! // Ta đi thôi!// Về nhà cháu còn xa đấy.//

Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên / như vui trong nắng sớm.//

- Thực hiện yêu cầu của GV.

- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.

- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.

- Đọc đồng thanh.

- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.

- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.

- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ và đưa bác cán bộ đến địa điểm mới.

- Bác cán bộ đóng vai một ông già Nùng. Bác chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai bợt cả hai cửa tay, trông bác như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa.

- HS thảo luận cặp đôi, sao đó đại diện HS trả lời : Vì đây là vùng dân tộc Nùng sinh sống, đóng giả làm người Nùng, bác cán bộ sẽ hồ đồng với mọi người, địch sẽ tưởng bác là người địa phương và không nghi ngờ.

- Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ lững thững theo sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đi sau tránh vào ven đường.

- Nghe giảng, sau đó 1 HS đọc lại đoạn 2, 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm.

- Hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần.

- Chúng kêu ầm lên.

- Khi gặp địch, Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo ra hiệu cho bác cán bộ. Khi bị địch hỏi, anh bình tĩnh trả lời chúng là đi đón thầy mo về cúng cho mẹ đang ốm rồi thân thiện giục bác cán bộ đi nhanh vì về nhà còn rất xa.

- Kim Đồng là người dũng cảm, nhanh trí, yêu nước.

Củng cố, dặn dò (4 phút)

- GV : Phát biểu cảm nghĩ của em về anh Kim Đồng.

- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

- 2 đến 3 HS trả lời.