TẬP ĐỌC
CHÚ SẺ VÀ BÔNG HOA BẰNG LĂNG
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được cốt truyện và vẻ đẹp của câu chuyện: tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà bông hoa bằng lăng và sẻ non dành cho bé Thơ.
- Nắm được nghĩa của các từ mới: bằng lăng, chúc.
b) Kỹ năng:
- Rèn cho Hs đọc trôi chảy cà bài, đọc đúng các từ dễ phát âm sai.
- Biết đọc đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt được lời dẫn truyện và lời kể của nhân vật bé Thơ.
c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu thương, chăm sóc động vật, thực vật.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK..
Một cành hoa bằng lăng.
* HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Quạt cho bà ngủ.
- GV gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “Quạt cho bà ngủ” và trả lời các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
+ Cảnh vật trong nhà, ngồi vườn như thế nào?
+ Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đốn bà mơ như vậy?
- Gv nhận xét.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài + ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng cáctừ, ngắt nghỉ đúng giữa câu câu văn dài. + Gv đọc toàn bài. - Gợi ý cách đọc cho Gv: - Đoạn 1và 2 (từ đầu đến ngỡ là mùa hoa đã qua): đọc chậm rãi, nhe nhàng. - Đoạn 3 (từ sẻ non đến lọt vào khuôn cửa số): đọc với giọng hồi hộp. - Đoạn 4 (đoạn còn lại): đọc nhanh vui, lời bé Thơ là một tiếng reo. - Gv giới thiệu cho Hs quan sát tranh minh họa. · Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Gv mời Hs đọc từng câu. - Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp. - Gv nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng ở câu sau: - Mùa hoa này, / bằng lăng nở hoa mà không vui / vì bé Thơ, / bạn của cây / phải nằm viện. - Gv kết hợp với việc giúp Hs hiểu các từ mới trong từng đoạn: bằng lăng, chúc. - Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Gv cho Hs đọc thầm và trả lời các câu hỏi: + Truyện có những nhân vật nào? - Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 1: + Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai? + Vì sao bằng lăng lại để dành một bông hoa cuối cùng cho bé Thơ?ù - Cả lớp đọc thầm đoạn 2: + Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua? - Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 3, 4 + Sẻ non đã làm gì để giúp dỡ hai bạn của mình? - Gv chia lớp thành 4 nhóm. Thảo luận câu hỏi: Mỗi người bạn của bé Thơ có điều gì tốt? => Gv nhận xét, chốt lại: Bé thơ có hai người bạn tốt, có tấm lòng thật đáng quý. Cả bé Thơ cũng là người bạn rất tuyệt vời vì bé Thơ biết yêu hoa, không phụ lòng tốt của cây bằng lăng và sẻ non. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Mục tiêu: Giúp các em nối tiếp nhau đọc đúng toàn bộ bài. - Gv treo bảng phụ, hướng dẫn các em đọc đúng, đọc diễn cảm đoạn văn. + Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay / có một cây bằng lăng. // Mùa hoa này, / bằng lăng nở hoa mà không vui / vì bé Thơ, / bạn củ cây / phải nằmviện. // Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. // + Lập tức, / Sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng: // Oa, / đẹp quá! // Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?// - Gv cho Hs chơi trò chơi: “Ai đọc diễn cảm”. Cho 4 học sinh đoạn văn trên. - Gv mời 2 Hs thi đua đọc cả bài. - Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay. |
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành. Học sinh lắng nghe. Hs xem tranh minh họa. Hs tiếp nối nhau đọc từng câu. Hs đọc từng đoạn một. Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. Hs đọc thành tiếng các từ ngữ chú giải sau bài học. Hs đọc từ đoạn trong nhóm. Các nhóm tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. PP: Hỏi đáp, đàm thoại, quan sát. Bằng lăng, bé Thơ, sẻ non. Hs đọc. Cho bé thơ. Vì bé thơ bị ốm phải nằm viện suốt mùa bằng lăng nở hoa. Bé Thơ không được ngắm hoa. Bằng lăng muốn giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ về. Vì bé không nhìn thấy bông hoa nào trên cây. Nó bay thẳng về cánh bằng lăng mảnh mai, đáp xuống cho cành bằng lăng chao qua, chao lại, bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa nơi bé Thơ đang nằm và bé đã nhìn thấy bông hoa. Hs thảo luận. Đại diện các nhóm lên trình bày. Hs nhận xét. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. Hs quan sát. Hs đọc lại. Bốn Hs thi đua đọc hai đoạn văn. Hai Hs thi đua đọc cả bài. Hs nhận xét. |
5. Tổng kết – dặn dò.
- Về luyện đọc thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài: Người mẹ.
- Nhận xét bài cũ.