CHÍNH TẢ
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. MỤC TIÊU
·Nghe - viết chính xác đoạn từ Sáng hôm ấy .. lững thững đằng sau trong bài Người liên lạc nhỏ.
·Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ay/ây, l/n hoặc i/iê.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng viết sẵn các bài tập chính tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút)
- Gọi HS đọc vàviết các từ khó của tiết chính tả trước: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, nghỉ ngơi, vẻ mặt,..
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
* Giới thiệu bài (1 phút) - Tiết chính tả này các em viết đoạn từ Sáng hôm ấy .. lững thững đằng sau trong bài Người liên lạc nhỏ và làm các bài tập chính tả phân biệt ay/ây, l/n hoặc i/iê. * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả (18 phút) Mục tiêu - Nghe - viết chính xác đoạn từ Sáng hôm ấy .. lững thững đằng sau trong bài Người liên lạc nhỏ. Cách tiến hành a) Trao đổi về nội dung đoạn văn - GV đọc đoạn văn lần 1. - Hỏi : Đoạn văn có những nhân vậtnào? b) Hướng dẫn cách trình bày - Hỏi: Đoạn văn có mấy câu? - Hỏi: Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - Hỏi: Lời của nhân vật phải viết nhưthế nào? - Hỏi: Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn? c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa tìm được. d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài * Hoạt động 2: HD làm BT chính tả (10 phút) Mục tiêu - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ay/ây, l/n hoặc i/iê. Cách tiến hành +Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + Bài 3 : Tiến hành tương tự như bài 2. * Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (3 phút) - Nhận xét tiết học, bài viết HS. - Dặn HS về nhà ghi nhớ các quy tắc chính tả, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài và chuẩn bị bài sau. |
- Theo dõi, sau đó 2 HS đọc lại. - Có nhân vật anh Đức Thanh, Kim Đồng và ông ké. - Đoạn văn có 6 câu. - Tên riêng phải viết hoa: Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng. Các chữ đầu câu: Sáng, Một, Ông, Nào, Trông - Sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. - Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm than. - HS nêu: Điểm hẹn, mỉm cười, cửa tay, Hà Quảng, lững thững,... - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở nháp. - Đọc lại lời giải và làm bài vào vở. - Lời giải a) Trưa nay - nằm - nấu cơm - nát - mọi lần. b) Tìm nước - dìm chết - chim gáy - liền - thốt hiểm. |