TẬP ĐỌC
ĐÔI BẠN
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
·Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: giặc Mĩ, thị xã, san sát, nườm nượp, lăn tăn, vùng vẫy, tuyệt vọng, ướt lướt thướt, hốt hoảng, sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa,...
·Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
·Đọc trôi chảy được tồn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời củanhân vật.
2. Đọc hiểu
·Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng,...
·Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người dân làng quê sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người khác và lòng thuỷ chung của người thành phố với những người sẵn sàng giúp đỡ mình lúc khó khăn, gian khổ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
·Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
·Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút)
- Yêu cầu 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
* Giới thiệu bài (1 phút) - Yêu cầu HS mở SGK trang 129 và đọc tên chủ điểm, sau đó giới thiệu : Trong tuần 16 và 17 các bài học Tiếng Việt sẽ cho các em có thêm hiểu biết về con người và cảnh vật thành thị và nông thôn. Bài tập đọc mở đầu chủ điểm là bài Đôi bạn. Qua câu chuyện về tình bạn của Thành và Mến, chúng ta sẽ biết rõ hơn về những phẩm chất tốt đẹp của người thành phố và người làng quê. * Hoạt động 1 : Luyện đọc (30 phút) Mục tiêu : ·Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: giặc Mĩ, thị xã, san sát, nườm nượp, lăn tăn, vùng vẫy, tuyệt vọng, ướt lướt thướt, hốt hoảng, sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa,... ·Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. ·Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng,... Cách tiến hành: a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu tồn bài một lượt, chú ý: + Giọng người dẫn chuyện : thong thả, rõ ràng. + Giọng chú bé : kêu cứu thất thanh. + Giọng bố Thành : trầm lắng, xúc động. b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS. - Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. * Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài ( 8 phút ) Mục tiêu : ·HS trả lời được câu hỏi. ·Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. Cách tiến hành : - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 và hỏi : Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào ? - Giảng : Vào những năm 1965 đến 1973, giặc Mĩ không ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đô và các thành thị ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại thành phố. - Hỏi : Mến thấy thị xã có gì lạ? - Ra thị xã Mến thấy cái gì cũng lạ nhưng em thích nhất là ở công viên. Cũng chính ở công viên, Mến để lại trong lòng những người bạn thành phố sự khâm phục. Vậy ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen ? - Hỏi : Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý ? - Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết em hiểu nhưthế nào về câu nói của bố? - Yêu cầu HS đọc câu hỏi 5 và thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi này : Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người giúp đỡ mình. Kết luận : Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, sẵn sàng hi sinh cứu người và lòng thuỷ chung của người thành phố đối với những người đã giúp đỡ mình. * Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài (6 phút) Mục tiêu : ·Đọc trôi chảy được tồn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời củanhân vật. Cách tiến hành: - GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó yêu cầu HS chọn đọc lại một đoạn trong bài. - Nhận xét và cho điểm HS. |
- Đọc tên chủ điểm và nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. - Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó : - Người làng quê như thế đấy,/ con ạ.// Lúc đất nước có chiến tranh,/ họ sẵn lòng sẻ nhà/ sẻ cửa.// Cứu người,/ họ không hề ngần ngại.// - Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. HS đặt câu với từ tuyệt vọng. - 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - Đọc thầm và trả lời : Thành và Mến kết bạn với nhau từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố sơ tán về quê Mến ở nông thôn. - Nghe GV giảng. - Mến thấy cái gì ở thị xã cũng lạ, thị xã có nhiều phố, phố nào nhà ngói cũng san sát, cái cao, cái thấp chẳng giống những ngôi nhà ở quê Mến ; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp ; đêm đèn điện sáng như sao sa. - Khi chơi ở công viên, nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng. - Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người. - Câu nói của người bố khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, khi cứu người họ không hề ngần ngại. - HS thảo luận và trả lời : Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán đón Mến ra chơi. Khi Mến ở thị xã chơi, Thành đã đưa bạn đi thăm khắp nơi trong thị xã. Bố Thành luôn nhớ và dành những suy nghĩ tốt đẹp cho Mến và những người dân quê. - Tự luyện đọc, sau đó 3 đến 4 HS đọc một đoạn trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. |
Củng cố, dặn dò (4 phút) |
|
- Hỏi : Em có suy nghĩ gì về người thành phố (người nông thôn)? - Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. |
- 2 đến 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em. |
Rút kinh nghiệm tiết dạy