LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUÊ HƯƠNG
ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU
·Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương.
·Ôn tập mẫu câu Ai làm gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
·Bảng từ bài tập 1 viết sẵn trên bảng.
·Bảng phụ viết sẵn đoạn văn trong các bài tập 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút)
- Yêu cầu HS làm lại bài tập 2, 3 trong tết Luyện từ và câu tuần 10.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
*Giới thiệu bài ( 1 phút ) - Trong giờ Luyện từ và câu tuần này, các em sẽ được mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương, sau đó ôn tập lại về mẫu câu Ai làm gì ? * Hoạt động 1: Mở rộng vốn tờ theo chủ điểm Quê hương (14 phút) Mục tiêu ·Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương. Cách tiến hành Bài 1 - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Treo bảng phụ cho HS đọc từ ngữ bài đã cho. - Bài yêu cầu chúng ta xếp từ ngữ đã cho thành mấy nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như thế nào? - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thi làm bài nhanh. HS cùng một nhóm nối tiếp nhau viết từ vào dòng thích hợp trong bảng, mỗi HS chỉ viết 1 từ. Nhóm nào xong trước và đúng thì thắng cuộc. - Tuyên dương nhóm thắng cuộc, yêu cầu HS đọc lại các từ sau khi đã xếp vào bảng từ. - Giúp HS hiểu nghĩa các từ khó hiểu, GV cho HS nêu các từ mà các em không hiểu nghĩa, sau đó giải thích cho HS hiểu, trước khi giải thích có thể cho HS trong lớp nêu cách hiểu về từ đó. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu các HS khác đọc các từ trong ngoặc đơn. - GV giải nghĩa các từ ngữ: quê quán, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn. - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi đại diện trả lời. - Chữa bài: Có thể thay bằng các từ nhữ như: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn. * Hoạt động 2 : Ôn tập mẫu câu Ai làm gì? (14’) Mục tiêu ·Ôn tập mẫu câu Ai làm gì ? Cách tiến hành Bài 3 - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu HS đọc kĩ từng câu trong đoạn văn trước khi làm bài. Gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Chữa bài và cho điểm HS. |
- Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm lại. - Đọc bài. - Bài yêu cầu xếp từ thành 2 nhóm, nhóm 1 chỉ sự vật ở quê hương, nhóm 2 chỉ tình cảm đối với quê hương. - HS thi làm bài nhanh. Đáp án : +Chỉ sự vật ở quê hương: cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường. + Chỉ tình cảm đối với quê hương: gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào. - HS có thể nêu: mái đình, bùi ngùi, tự hào,... - 1 HS đọc toàn bộ đề bài, 1 HS đọc lại đoạn văn. - 1 HS đọc. - Nghe GV giải thích về nghĩa của từ khó. - 2 đến 3 HS trả lời, HS khác theo dõi và nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc đề bài, 1 HS đọc lại đoạn văn. - Bài tập yêu cầu chúng ta tìm các câu văn được viết theo mẫu Ai làm gì? có trong đoạn văn, sau đó chỉ rõ bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai ? bộ phận câu trả lời câu hỏi làm gì ? - 2 HS làm bài trên bảng lớp, HS dướilớp làm bài vào vở, sau đó nhận xét bài làm của bạn trên bảng. |
Đáp án
Ai |
Làm gì? |
|
Cha |
làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. |
|
Mẹ |
đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để mùa sau cấy |
|
Chị |
đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. |
|
Bài 4 - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ để đặt câu với từ ngữ bác nông dân. - Yêu cầu HS tự đặt câu và viết vào vở bài tập. - Gọi một số HS đọc câu của mình trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò ( 3 phút) - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ theo chủ điểm Quê hương, ôn mẫu câu Ai làm gì ? |
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - 3 đến 5 HS tiếp nối đọc câu của mình. Ví dụ : Bác nông dân đang gặt lúa./ Bác nông dân đang cày ruộng./ Bác nông dân đang bẻ ngô./ Bác nông dân đang phun thuốc sâu,... - Làm bài. - Theo dõi và nhận xét câu của các bạn. Ví dụ: Những chú gà con đang theo mẹ đi tìm mồi./ Đàn cá tung tăng bơi lội. |
|